Quan sát hình 27.2 và 27.3, cho biết hình thức cảm ứng của mỗi sinh vật trong hình và vai trò của mỗi hình thức đối với đời sống của sinh vật đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó: Cây rẻ, cây thông.
- Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
- Vai trò của vi khuẩn và nấm: là các sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ.
- Con đường truyền năng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái thông qua hoạt động quang hợp của cây dẻ và cây thông, sau đó được truyền qua các sinh vật tiêu thụ (sóc, trăn, diều hâu, xén tóc, chim gõ kiến, thằn lằn) trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng từ các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, 90% năng lượng mất đi do hoạt động hô hấp, chất thải, các bộ phận rơi rụng. Nhờ hoạt động phân giải của sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) năng lượng được trả lại cho môi trường.
Sinh sản vô tính giúp cây duy trì nòi giống, sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ, căn hành và phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp: có thể duy trì các tính trạng tốt cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:
- Cung cấp lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn,…
- Cung cấp thực phẩm: các loại rau, củ, quả, một số loại hạt,…
- Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp: cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp chế biến gỗ; cây cà phê cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất cà phê,…
- Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc: cây linh chi, cây tam thất, cây nhân sâm,…
- Dùng để làm cây cảnh trang trí.
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.
+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…
+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:
+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.
+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…
+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.
Hình a: Máy tiện quay
Hình b: Máy xúc
Hình c: Máy tuốt lúa
Hình d: Máy xay sinh tố
Hình e: Máy phát điện
Hình g: Máy kéo sợi
Vai trò:
Giúp lao động trở nên nhẹ nhàng, nâng cao năng suất lao động, thay thế lao động thủ công.
Giúp cuộc sống con người trở nên tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tham khảo!
- Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.
- Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Ứng dụng của các hình thức sinh sản này trong thực tiễn:
+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô.
+ Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.
- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:
+ Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…
+ Thành phần hữu sinh: nấm, động vật, thực vật,…
- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…
- Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.
- Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.
Tham khảo:
Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (quá trình tiêu hóa ở bọt biển), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, có sự kết hợp cả hai hình thức tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (tiêu háo bên ngoài tế bào) trong túi tiêu hóa.
Động vật có túi tiêu hóa: Ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bào trong túi tiêu hóa, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp xúc được tiêu hóa nội bào. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
Động vật có ống tiêu hóa: Ở nhiều loài động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống, thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Ở một số loài động vật, thức ăn còn được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh. Chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.
a) Mô tả vòng đời của một số sinh vật:
- Vòng đời của chó: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong tử cung của con chó mẹ → Con non được sinh ra → Con non sinh trưởng, phát triển về thể chất (tăng cân nặng,…) → Con trưởng thành có khả năng sin sản → Con trưởng thành thụ thai và sinh ra con non.
- Vòng đời của gà: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Gà con chui ra khỏi trứng → Gà con sinh trưởng phát triển về thể chất → Gà trưởng thành có khả năng sinh sản → Gà mái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của ếch : Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Phát triển thành nòng nọc → Từ nòng nọc chưa chân thành nòng nọc có chân → Ếch con (có đuôi) → Ếch trưởng thành (mất đuôi) → Ếch cái thụ thai và đẻ trứng.
- Vòng đời của muỗi: Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan rồi tạo thành con non trong trứng → Ấu trùng sống trong nước → Phát triển thành hình thái mới là bọ gây sống trong nước → Phát triển thành con muỗi trưởng thành sống trên cạn → Muỗi cái đẻ trứng.
b) Nhận xét về hình thái cơ thể của con non so với cơ thể mẹ:
- Ở chó và gà thì hình thái cơ thể của con non giống với con mẹ sau khi sinh ra.
- Ở ếch và muỗi thì hình thái cơ thể của con non khác hoàn toàn với con mẹ sau khi nở ra từ trứng.
- Hình 27.2 a: Đây là hình thức cảm ứng hướng sáng của cây cà chua (ngọn cây hướng về phía ánh sáng). Vai trò: Hướng sáng giúp cây cà chua thu được đủ ánh sáng để tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho cây.
- Hình 27.2 b: Đây là hình thức cảm ứng hướng tiếp xúc ở cây bí xanh (cây có tua cuốn bám vào giàn). Vai trò: Hướng tiếp xúc giúp cây bí xanh có thể leo được lên giàn để sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
- Hình 27.3 a: Đây là hình thức cảm ứng xù lông của chim khi gặp nhiệt độ lạnh. Vai trò: Giúp chim giữ ấm được cơ thể, chống lại việc mất nhiệt.
- Hình 27.3 b: Đây là hình thức cảm ứng thè lưỡi khi trời nóng của chó. Vai trò: giúp chó tỏa nhiệt, tránh để nhiệt độ cơ thể quá cao.