K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

 Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ là: Mưa đêm, Thăm lại trường xưa, Thao thức, Trở gió…

21 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở các lớp dưới, hoặc tham khảo sách báo, Internet

Lời giải chi tiết:

Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em còn biết thêm bài thơ năm chữ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh),...

20 tháng 3 2019

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

28 tháng 1 2022

Bác Hồ vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:

“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực.

Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quenthuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen
thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân cách cao đẹp- một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu
Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10) . Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

0
25 tháng 3 2018

Đáp án A

19 tháng 5 2021

* mẹ

*đâu rồi cố nhân 

* mưa đêm 

*lại một chiều mơ

*thăm lại trường xưa

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1(Phân tích đoạn văn mẫu)  Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1). Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc,...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Phân tích đoạn văn mẫu)

 

 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1). Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân trong kháng chiến khiến ta thêm yêu kính và cảm phục trước một nhân cách cao đẹp – một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một” (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10). Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Yêu cầu

Nhận xét về bài viết mẫu

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

 

 

 

1
27 tháng 2 2023

Phiếu học tập bạn hãy tự làm trước những câu mình biết rồi hẵng đăng hỏi nhé.

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? Là ngôi kể thứ baLà thể thơ năm chữCó yếu tố tự sự, miêu tảLà bài thơ của nước Nga 2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? Kết cấu chặt chẽKết cấu đầu - cuối tương ứngKết cấu sóng đôi 4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái...
Đọc tiếp

1. Bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" khác gì với bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ)? 

Là ngôi kể thứ ba

Là thể thơ năm chữ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Là bài thơ của nước Nga
 

2. Bài thơ được mở đầu và kết thúc là hình ảnh chú gấu con hát ca líu lo, vui vẻ. Đây là kiểu kết cấu nào trong thơ văn? 

Kết cấu chặt chẽ

Kết cấu đầu - cuối tương ứng

Kết cấu sóng đôi
 

4. Trong bài thơ này, câu chuyện được tái hiện qua các hành động nào của gấu con? 

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, nghe mẹ động viên, nấp sau tủ, khóc to, tự tin hát vui vẻnhặt quả thông, ngã chỏng quèo,

Đi dạo, hát líu lo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên, tự tin hát vui vẻ

Đi dạo, tự tin hát vui vẻ, nhặt quả thông, hát líu lo, ngã chỏng quèo, mách bị bạn trêu, nấp sau tủ, khóc to, nghe mẹ động viên

5. Khổ thơ nào dưới đây thể hiện rõ hơn yếu tố miêu tả? 

Khổ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"

Khổ thứ mười: "Gấu con nghe mẹ nói/ Bình tâm trở lại ngay/ Ra rửa sạch chân tay/ Rồi ngồi ăn bánh mật"

6. Đây là bài thơ của nước Nga, vậy con thấy, ngoài bày tỏ cảm xúc, thơ ca của nước khác cũng có đặc trưng nào giống thơ ca Việt Nam? 

Có yếu tố kí

Thể hiện thông điệp của nhà thơ

Có yếu tố tự sự, miêu tả

Hàm chứa nhiều thông tin

7. Ở khổ thơ thứ nhất: "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ/ Nhặt những quả thông già/ Hát líu lo, líu lo"; các tiếng "nhỏ", "lo" được gieo vần thế nào?

Gieo vần lưng, liền

Gieo vần chân, cách

Gieo vần lưng, cách

Gieo vẫn chân, liền

8. Hình ảnh gấu chú gấu con trong bài thơ không được tái hiện qua những phương diện nào? 

Ngoại hình

Hành động

Cử chỉ

Lời nói

Tâm hồn

Diễn biến tâm trạng bên trong

9. Gấu con chân vòng kiềng là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng nào trong xã hội chúng ta?

Những em bé đáng yêu

Những em bé không may bị tàn tật, khác người

Những người có sự khác biệt về ngoại hình với số đông, hay bị kì thị

Những người có số phận không được may mắn

10. Nếu coi bài thơ là một câu chuyện nhỏ, thì chi tiết nào được coi là tình huống bước ngoặt làm thay đổi cách nghĩ của chú gấu con theo hướng tích cực hơn? 

Bị các bạn trêu chọc

Được mẹ động viên, khích lệ

11. Câu thơ nào dưới đây không có cụm danh từ? 

Đi dạo trong rừng nhỏ

Có con sáo trên cành

- Chân của con rất đẹp

Giẫm phải đuôi à nhóc?

12. Tìm các danh từ trung tâm trong cụm danh từ ở câu sau: "Cả đàn năm con nhỏ" 

"con"

"con nhỏ"

"đàn", "con nhỏ"

"đàn", "con"

13. Sau khi đọc xong, em thấy phép tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

Nhân hóa

Nhân hóa, so sánh

Nhân hóa, ẩn dụ

14. Mượn hình ảnh chú gấu con, chân vòng kiêng bị bạn trêu, vì ngoại hình khác biệt; sau đó nhờ mẹ động viên mà bình tâm trở lại, đầy kiêu hãnh và yêu đời, tác giả người Nga muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì? 

 

2
11 tháng 3 2022

tách ra đc ko bn?

11 tháng 3 2022
16 tháng 3 2018

"Bác để tình thương cho chúng con" (Bác ơi - Tố Hữu). Tình thương ở Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc về một nhân cách lớn. Là nét chân dung không hẳn là phổ biến với các bậc vĩ nhân, nó trở nên độc đáo, độc đáo trong sự hồn nhiên như bản chất Người sinh ra là vậy. Chính vì thế, dù lớn lao, Bác không xa lạ với đồng bào. Tình thương ấy đã gắn lãnh tụ với nhân dân thành một khối, trở nên một sức mạnh vô song. Chân lí ấy đã được chứng minh trong hai cuộc chiến tranh giữ nước: chống Pháp và chống Mĩ, "hai tên đế quốc to", mở ra thời đại vẻ vang của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lớn lao đó là tinh thần của một bài tho nhỏ. Bài thơ khiêm nhường như một ghi chép đơn sơ nhưng cảm động về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa "anh đội viên" với lãnh tụ của mình trong một đêm khuya nơi rừng lạnh, giữa những năm gian khổ khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách ghi không khoa trương mà chân thực như lối kể vè, hát dặm của chính quê Người. Bài thơ đã đi vào lòng dân với tư cách một tác phẩm văn chương đích thực từ đó

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-cua-minh-hue-22-1743.html

:3

16 tháng 3 2018

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.vvv