Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật ? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật ở Bắc Giang
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết thêm thông tin về hội vật dân tộc được nói tới trong văn bản.
- Phân biệt:
+ “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
+ “Hội vật” là lễ hội đấu vật
Tham khảo ở đây:
https://vndoc.com/van-mau-lop-3-ke-ve-mot-ngay-hoi-o-que-em-126581
Tham khảo :
Quê hương em là nơi được gọi với cái tên đầy thơ mộng - thành phố hoa phượng đỏ, đó chính là Hải Phòng. Em sinh ra và lớn lên ở đây đã 8 năm rồi, và bắt đầu từ 5 tuổi em đã được đi xem ngày hội đua thuyền. Lễ hội đua thuyền ở quê hương em đã có lịch sử rất lâu đời. Hàng năm, cứ vào tháng giêng, là các huyện bắt đầu mùa lễ hội đua thuyền trên sông. Lễ hội đua truyền rồng trên sông vừa gợi nhớ đến những chiến công oanh liệt lừng lẫy của cha ông ta ngày xưa, vừa mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào ngày hội đua thuyền, mọi người tập trung rất đông ở hai bên bờ sông, mang theo rất nhiều loa kèn, chai, trống đi để reo hò cổ vũ. Tâm điểm của lễ hội chính là những đội thuyền trên sông toàn là trai tráng khỏe mạnh lực lưỡng và chèo thuyền giỏi. Mỗi đội thuyền gồm 9-11 người làm nhiệm vụ chèo thuyền, còn có thêm người cầm cờ, trống và hò những câu như “Dô ta này, cố lấy giải này, dô ta nào!”. Khi tiếng còi khai cuộc vang lên, những chiếc thuyền phóng như bay trên mặt nước, không khí trên sông đầy kịch tích và hai bên sông vô cùng náo nhiệt. Ban đầu họ xuất phát cùng nhau nhưng dần dần có đội về đích trước, có đội về sau, dù thắng hay thua họ đều ôm nhau cười nói rất vui vẻ. Lễ hội đua thuyền đã trở thành một hoạt động văn hóa, thể thao vô cùng ý nghĩa với dân làng. Nhờ có những lễ hội như vậy mới có thể gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa cho thế hệ sau.
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...
- Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....
+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...
Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...
Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...
- Lễ hội Cầu Ngư:
+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.
+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....
- Lễ hội Ka-tê:
+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).
+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.
+ Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
*Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang)
- Cách tổ chức và ý nghĩa của một số lễ hội:
+ Lễ hội Gầu Tào và lễ hội Lồng Tồng: thường được tổ chức vào đầu năm mới để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.Lễ hội đền Hùng: được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch (ngày chính hội là 10/3) để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nguồn gốc văn hoá của Hà Nội cũng như nếp sống đẹp của người Tràng An. Em thích nhất đặc điểm sang trọng của văn hoá Thủ đô.
- Thái Bình là một trong những cái nôi của những làn điệu chèo cổ. Những người sành chèo, mê chèo vẫn luôn ấn tượng về những đào, những kép xuất thân từ quê lúa Thái Bình.
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.
Một hoạt động hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang: hội nhảy vùng cao