Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về ai, về việc gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.
Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.
Trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự với phương thức biểu cảm. Tác dụng của việc kết hợp đó nhằm bày tỏ sự thương cảm của tác giả đối với người dì của mình.
Như chúng ta đã biết, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được biết đến là người giàu đức hi sinh, thủy chung, nghĩa tình, đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đức tính này của người phụ nữ lại được thể hiện rõ. Ta có thể thấy rõ đều này qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.
Người phụ nữ Việt Nam hiện nên là một người với tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình được hội tụ trong nhân vật dì Bảy trong truyện. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.
Không chỉ vậy, dù hoàn cảnh bất hạnh nhưng người phụ nữ vẫn thể hiện đức tính giàu đức hy sinh của mình. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Dì dành cả thanh xuân để chờ đợi và cả cuộc đời cô độc để sống trong tình yêu đã sớm chết của mình.
Người phụ nữ Việt Nam chính là đẹp như vậy, họ thủy chung son sắt và giàu đức hy sinh như vậy. Nó khiến người đọc không khỏi xót xa, nể phục và kính trọng họ. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê quán ở Quảng Ngãi
- GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
- Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bày, Đối Diện.
Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, người đọc đã cảm nhận được bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách. Hoàn cảnh xa cách gây ra cho con người nhiều khó khăn thử thách, làm con người phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên qua đó, ta thấy được vẻ đẹp chung thủy, son sắt của con người.
- Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về dì Bảy.
- Viết về hoàn cảnh của dì Bảy khi có chồng tham gia chiến tranh và bỏ mạng ở nơi chiến trường bom đạn ấy.
Bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà viết về nhân vật di Bảy, người đã dành cả cuộc đời của mình để chờ đợi chồng trong vô vọng.