K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử, xã hội: Ngồi mát ăn bát vàng / Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột / Con đóng khố, bố cởi truồng / Cá lớn nuốt cá bé / Con giun xéo lắm cũng quằn,..

Tục ngữ về đạo đức: Người ta là hoa của đất / Người sống đống vàng / Một mặt người hơn mười mặt của / Cứu một người hơn xây mười kiểng chùa,…

Một số truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: Đeo nhạc cho mèo, Mèo lại hoàn mèo, Chuyện bó đũa, Chị bán nồi đất.

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Truyện khoa học viễn tưởng: Chất làm gỉ, Hai vạn dặm dưới đáy biển 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 9 2023

Tác giả

Tác phẩm

- Đoàn Giỏi: (17/5/1925 - 2/4/1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

Media VietJack

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ.

- Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam kể về việc hai cha con ông Hai rắn đến thăm nhà Võ Tòng. Tại đây Võ Tòng đã kể cho hai cha con nghe về sự kiện giết hổ, giết tên địa chủ của mình và Võ tòng làm những mũi tên tẩm độc để giết giặc và trao cho ông Hai.

 

An-phông-xơ Đô-đê:

Media VietJack

- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp.

- Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến.

- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…

- Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).

Buổi học cuối cùng: mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

 

 

 

Sơn Tùng:

Media VietJack

- Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở Nghệ An.

- Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.

Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

 

Guy-đơ Mô-pa-xăng:

Media VietJack

- Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX.

-Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), ‘‘ông bạn đẹp” (1885), “Núi orion” (1836)…

-Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quấn xâm lược.

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời. khi gặp chú thợ rèn Phi-lip, Xi-mông đề nghị chú làm bố mình. Khi được chấp thuận thì chú bé Xi-mông vui mừng, hạnh phúc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

19 tháng 2 2022

Tham khảo Wikipedia: 

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP),ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương

19 tháng 2 2022

refer:

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[2],ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%[3]

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019[4], dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[5]