(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 2: Kim Tinh)
Kim Tinh - Người anh em song sinh quỷ quái của Trái Đất
- Các thông số về Kim Tinh:
+ Khoảng cách từ Mặt Trời: 107,5 đến 108,9 triệu km
+ Đường kính: 12 104 km
+ Khối lượng: 4 870 triệu triệu tỉ km
+ Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 243 ngày Trái Đất
+ Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 224,7 ngày Trái Đất
- Tìm hiểu sâu hơn một chút:
+ Kim Tinh có một lõi rắn được cấu thành chủ yếu từ sắt và nicken, bao quanh bởi một lõi ngoài lỏng, sau đó là lớp manti, và một lớp đá cứng trên cùng. Khá giống với Trái Đất phải không nào!
+ Kim Tinh có đường kính tại xích đạo 12 104 km, nhỏ hơn Trái Đất 652 km.
+ Kim Tinh có một bầu khí quyển dày đặc.
+ Lực hấp dẫn trên bề mặt Kim Tinh xấp xỉ 90 % so với Trái Đất.
+ Bầu khí quyển của Kim Tinh chỉ có một ít khí oxy nhưng lại chứa đầy khí cacbonic, chiếm tới hơn 95 %.
+ Trên Kim Tinh, bầu khí quyển đã giữ lại hết nhiệt lượng từ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ trên hành tinh này nóng hơn bất kì hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời - tới 465oC!
+ Bầu khí quyển của Kim Tinh tạo ra áp lực lên bề mặt của nó lớn hơn 90 lần so với áp suất của bầu khí quyển Trái Đất!
+ Một phi hành gia hạ cánh trên Kim Tinh có thể bị nén cho bẹp dúm ngay lập tức trong khi đang ngạt thở vì khí cacbonic (CO2).
+ Ở tầng khí quyển trên, gió thổi với vận tốc 300 km/giờ và có hàng loạt các trận mưa axit sunfuric (H₂SO₄).
+ Kim Tinh thật khủng khiếp! Ngay cả đối với tàu thăm dò vũ trụ, những tàu này chỉ sống sót được vài giờ trong khí quyển của Kim Tinh. Tàu Venere 13 do Liên Xô phóng năm 1981 đã tồn tại được 127 phút trên bề mặt hành tinh này trước khi ngỏm.
+ Kim Tinh ở gần Trái Đất nhất so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, chỉ cách 42 triệu km ở điểm gần nhất.
+ Chúng ta rất hay thấy Kim Tinh từ Trái Đất, và nó cực kì sáng trên bầu trời.
+ Không giống như các anh chị em của mình, ngoại trừ Thiên Vương Tinh, Kim Tinh có chiều tự quay quanh trục ngược với chiều quay xung quanh Mặt Trời của nó.
* Khi Kim Tinh ở phía Tây Mặt trời thì nó lặn trước Mặt Trời (lúc đầu ta không thể thấy nó). Vào sáng hôm sau ta thấy nó ở chân trời Đông và mọc trước Mặt trời. Nó được gọi là sao Mai. Khi Kim Tinh ở phía đông Mặt trời thì nó lặn sau Mặt trời, ta thấy Kim Tinh ở chân trời Tây vào đầu đêm. Như thế nó được gọi là sao Hôm. Như vậy, sao Hôm và sao Mai đều là 2 trường hợp nhìn thấy góc độ khác nhau của Kim Tinh mà thôi.
(Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)
(Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)
Khi em đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi ở Trái Đất.Vì Hải Vương Tinh ở xa Mặt Trời hơn Trái Đất.