Câu 8 (trang 74, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ba nhân vật cảm thấy bực tức, xấu hổ, ăn năn và hứa với lòng sẽ không bao giờ ngứa nghề, tham của lạ.
- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân
- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:
+ Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo
+ Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật
+ Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân
- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:
+ Con gái của viên huyện Tề.
+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.
+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.
+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.
+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.
+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.
Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.
- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.
- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa.
- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....
Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.
Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.
Tâm trạng của dì Mây cũng không khá hơn là bao. Đôi lúc, thấy dì Mai chợt cười nhưng khi nghe lũ trẻ nhắc đến chuyện lấy chồng, dì lại thoáng buồn.
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.
Ba nhân vật cảm thấy bực tức, xấu hổ, ăn năn và hứa với lòng sẽ không bao giờ ngứa nghề, tham của lạ.