K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022
Bài tham khảo

   Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là  một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:

                               “Trên đường hành quân xa

                                 Dừng chân bên xóm nhỏ

                                 Tiếng gà ai nhảy ổ

                                 Cục …cục tác cục ta

                                 Nghe xao động nắng trưa

 

                                 Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                 Nghe gọi về tuổi thơ”

 

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

   Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi  người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:


 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Người viết đánh giá: “Mùa xuân xanh” là bài thơ của niềm vui sống, của sự chan hoà giữa con người với tạo vật, là khúc dạo đầu của tình yêu lứa đôi. Những giá trị nhân bản ấy lại được thể hiện bằng một thứ ngôn từ thơ ca tự nhiên, giản dị nhưng vẫn có tính hiện đại. 

=> Đây là một đánh giá vô cùng thuyết phục bởi nó được đặt ở kết bài, tác giả nêu ra những khái quát chung nhất về bài thơ qua những luận điểm đã phân tích ở trên. 

Tham khảo:

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

2 tháng 10 2021

cảm ơn nhiềuyeu

2 tháng 3 2020

Lí luận: Vì thơ là cảm xúc, tình cảm nên đọc thơ thấy tình người trong đó.

Xác định tình cảm trong bài thơ Tiếng gà trưa là tình bà cháu.

Phân tích bài thơ để sáng tỏ tình cảm bà cháu.

15 tháng 1 2021

Luận điểm: Đến với bài thơ "Tiếng gà trưa" tình người mà độc giả thấy ở đây chính là tình cảm bà cháu và tình yêu quê hương đất nước

Luận điểm phụ 1: Trước hết, ta cảm nhận sâu sắc được tình cảm bà cháu nồng nàn trong bài thơ:

-Âm vang quen thuộc khơi gợi tình bà cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 1)

-Tình bà cháu gắn liền với hình ảnh những con gà mái mơ hay mái vàng (dẫn chứng - phân tích: khổ 2) -> Phải yêu bà yêu gia đình quê hương thi sĩ mới có cách nói, cách hình tượng hay đến thế

-Tình bà cháu hiện rõ qua hình ảnh người bà cùng niềm vui của cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 3 - 4 -5 - 7)

Luận điểm phụ 2: Không chỉ vậy, ở đây độc giả còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước hiện rõ trong đó

8 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

k mik nha

Đến với “Chuyện cổ tích của loài người” của Xuân Quỳnh, tôi cảm thấy thích nhất là khổ thơ nói về sự ra đời của bố:

“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”

Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đem đến những câu chuyện cổ tích về bài học đạo đức. Hay mẹ dành tình yêu bằng sự chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày. Thì bố là người giúp trẻ em biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn. Nhờ sự dạy dỗ của bố mà trẻ em trở nên trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ biết khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống: đâu là mặt bể, đâu là con đường, núi như thế nào và trái đất ra sao… Nhờ có sự dạy dỗ của bố mà trẻ con có thêm được những kiến thức thật bổ ích. Như vậy, đoạn thơ đã giúp người đọc hiểu hơn về vai trò của bố với một đứa trẻ.

Đến với “Chuyện cổ tích của loài người” của Xuân Quỳnh, tôi cảm thấy thích nhất là khổ thơ nói về sự ra đời của bố:

“Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…”

Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đem đến những câu chuyện cổ tích về bài học đạo đức. Hay mẹ dành tình yêu bằng sự chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày. Thì bố là người giúp trẻ em biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn. Nhờ sự dạy dỗ của bố mà trẻ em trở nên trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ biết khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống: đâu là mặt bể, đâu là con đường, núi như thế nào và trái đất ra sao… Nhờ có sự dạy dỗ của bố mà trẻ con có thêm được những kiến thức thật bổ ích. Như vậy, đoạn thơ đã giúp người đọc hiểu hơn về vai trò của bố với một đứa trẻ.

kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk nha bn