K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng  trên màn hình nền để khởi động phần mềm luyện tập chuột Basic Mouse Skill.

Bước 2: Khi màn hình phần mềm hiện ra, nhấn phím bất kì trên bàn phím hoặc nháy chuột để bắt đầu

Bước 3: Trên màn hình sẽ xuất hiện một hình vuông, nhiệm vụ của em là di chuyển con trỏ chuột đến vị trí hình vuông đó và thực hiện thao tác với chuột.

Luyện tập theo 5 mức:

Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.

Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột.

Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.

Mức 4: Luyện thao tác nháy nút phải chuột.

Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.

- Ở các mức 1,2,3,4 trên màn hình sẽ xuất hiện một hình vuông, các hình vuông sẽ xuất hiện ngẫu nhiên trên màn hình với kích thước ngày càng nhỏ. Kết thúc mỗi mức độ, em sẽ nhận được thông báo. Nhấn phím bất kì để chuyển sang mức độ tiếp theo.

- Ở mức độ 5 trên màn hình sẽ có một cửa sổ nhỏ và một biểu tượng. Nhiệm vụ của em là kéo thả biểu tượng vào trong cửa sổ đó.

Nhấn phím N để chuyển sang mức tiếp theo.

Nhấn phím F2 để luyện tập lại từ đầu.

Nhấn phím Q để kết thúc luyện tập.

Bước 4: Tổng kết: Khi kết thúc mức luyện tập phần mềm sẽ đưa ra tổng điểm của em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

Luyện Dùng Chuột Qua Ghép Hình Máy Tính Trên Jigzone.Com

Bước 1: Vào link: http://www.jigzone.com/

Bước 2: Kích chọn con vật mà bạn muốn ghép hình

Bước 3: Chọn một bức ảnh mà bạn muốn ghép:

Bước 4: Dùng chuột để di chuyển các miếng ghép để tạo thành bức ảnh hoàn chỉnh.

D
datcoder
CTVVIP
25 tháng 11 2023

Em lần lượt thực hiện các thao tác và quan sát xem bạn cầm chuột đúng cách hay chưa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

Bài tham khảo:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.

Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.

Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
30 tháng 3 2023

Em cần sử dụng thao tác nháy đúp chuột trong những tình huống nào sau đây?

A. Khởi động một phần mềm trên màn hình nền.

B. Chọn lệnh New Folder trên dải lệnh Home của cửa sổ làm việc với tệp và thư mục để tạo thư mục mới.

C. Mở một thư mục trên máy tính.

30 tháng 3 2023

Thao tác nào đúng khi tắt máy tính?

A. Rút phích cắm điện.

B. Nhấn công tắc trên thân máy tính.

C. Đóng các phần mềm đang mở và chọn Start\Power\Shutdown.

28 tháng 3 2023

em xin lỗi em trả lời nhầm chỗ ạ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Nháy chuột: Nhấn nút chuột trái rồi thả ngón tay ra ngay.

Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh nút chuột trái hai lần rồi thả ngón tay ra ngay.

Nháy chuột phải: Nhấn nút chuột phải rồi thả ngón tay ra ngay.

Di chuyển chuột: Cầm và dịch chuyển chuột. Khi đó con trỏ chuột sẽ dịch chuyển trên màn hình.

Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút chuột trái, di chuyển chuột đến vị trí mới rồi thả ngón tay ra.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

*Các bước khởi động máy tính:

- Bước 1: Kiểm tra đã bật điện.

- Bước 2: Nhấn nút nguồn trên thân máy.

- Bước 3: Bật công tắc điện trên thân máy tính.

Hình 1. Các bước khởi động máy tính

* Học sinh thực hiện các thao tác sử dụng chuột để làm việc với một số biểu tượng phần mềm trên màn hình nền; ví dụ như: chọn, thay đổi vị trí, kích hoạt phần mềm, đóng phần mềm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Chọn: Bằng cách thực hiện thao tác nháy chuột vào biểu tượng phần mềm.

- Thay đổi vị trí: Bằng cách thực hiện thao tác kéo thả chuột vào biểu tượng phần mềm.

- Kích hoạt phần mềm: Bằng cách thực hiện thao tác nháy đúp chuột vào biểu tượng phần mềm.

- Đóng phần mềm: nháy chuột vào dấu  ở góc trên bên phải của cửa sổ phần mềm.

21 tháng 12 2021

Câu 1: B