giới thiệu một nghề truyền thống
-tên nghề :
- địa danh (nghề đó ở đâu ):
-sự hình thành và phát triển :
-Sản phẩm:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Địa danh: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội.
+ Lịch sử hình thành: Từ hơn 500 năm trước.
+ Sản phẩm: Đồ gốm mĩ nghệ
+ Địa danh: Tây Hồ - Phú Hồ - Phú Vang - Thừa Thiên Huế
+ Lịch sử hình thành: Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
+ Sản phẩm: Nón lá
Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.
Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.
Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.
Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.
Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tham khảo
- Các sản phẩm trong triển lãm: Áo bác sĩ, công an,..
1. Đọi Tam - Trống (Hà Nam)
2. Làng Vòng - Cốm (Hà Nội)
3. Chuôn Ngọ - Khảm trai (Hà Nội)
4. Bát Tràng - Gốm (Hà Nội)
5. Vạn Phúc - Lụa (Hà Nội)
6. Làng Chuông - Nón (Hà Nội)
7. Tuyết Diêm - Muối (Phú Yên)
8. Non Nước - Đá mĩ nghệ (Đà Nẵng)
Mỗi gia đình ở làng quê em đều nuôi gà trống, vừa để tạo nòi giống sinh sản vừa làm chuông báo thức mỗi sáng mai thức dậy. Nhà em cũng có nuôi rất nhiều gà trống, với độ tuổi và kích thước khác nhau. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với chú gà trống nòi mà mẹ em đã gây giống bao nhiêu năm qua.
Mẹ bảo chú gà trống này thuộc vào thế hệ "lão thành" sống với gia đình em từ lâu, cứng rắn và khỏe mạnh nhất trong số những con còn lại. Thân hình của chú gà trống rất chắc chắn và khỏe mạnh, mỗi khi nó cất tiếng gáy đều làm cho những ngôi nhà xung quanh gia đình em đều thức giấc cùng một lúc.
Bộ lông đầy màu sắc sặc sỡ nhưng màu sắc chủ đạo nhất vẫn là màu đỏ thẫm, bộ cánh rất chắc chắn với những chiếc lông nhọn găm vào bên trong người của chú gà.
Một đặc điểm riêng để phân biệt với những con gà khác chính là chiếc mào đỏ chót nhưng hơi thẫm màu. Chiếc mào dày và nặng đôi khi trĩu xuống vì dường như nó rất nặng khi ở trên đầu gà trống. Cái đuôi cong vút và rất dài của chú gà trống này là điểm nhấn khiến cho thân hình nó càng trở nên cân đối và hài hòa hơn hẳn.
Có lẽ bộ lông của gà trống mềm mại nhất là ở cổ, những chiếc lông đầy đủ màu sắc khiến cho chiếc cổ của gà trống trở nên dài và khỏe khoắn hơn. Cái đầu của chú gà trống rất to với hai con mắt long lanh, sáng quắc. Có lẽ đây là lợi thế tìm mồi nhanh hơn bất kì con gà nào Cặp chân của nó vàng óng, chắc nịch với những chiếc cựa sắc nhọn. Khi đối đầu với con gà khác thì chắc chắn chú gà trống nhà em sẽ nắm chắc phần thắng. Cho nên những chú gà khác ít khi dám đến gần chú gà trống nhà em. Mỗi khi nó đạp đạp chân vào đất ắt hẳn lúc đó nó đang muốn lao vào chiến đấu với một con gà nào đó đang muốn gây sự.
Mỗi khi chú gà trống này chạy, em thấy được sự chắc nịch và đầy đặn của nó. Dù thân hình to nhưng khi chạy lại rất nhanh, không hề chậm chạp.
Chú gà trống chính là chiếc đồng hồ báo thức của gia đình em và rất nhiều gia đình khác xung quanh. Vì mỗi lần cất tiếng gáy nó có thói quen đậu trên cây rơm cao nhất của gia đình em và bắt đầu cất cao giọng gáy vang và to. Vậy là chẳng cần đồng hồ mọi người đều biết thức dậy đúng giờ. Em hi vọng chú gà trống này sẽ sống thật lâu thật khỏe với gia đình em.