Cuối văn bản đọc, người viết đã nêu một câu hỏi: Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì đề bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) để bàn luận về vấn đề này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người chúng ta phải cố gắng thích nghi với môi trường sống khi không may bị rơi vào hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Điều đó cho thấy, tập thích nghi với môi trường sống là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh. Dễ hoà nhập và có thêm các mối quan hệ. Mỗi người nên tập thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống
Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.
Nội dung đoạn:
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?
- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?
- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?
Từ xưa đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống chung quanh. Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã hội. Trước tiên, ta phải hiểu cho thật đúng, cho thật toàn diện về hai từ: “môi trường". Môi trường được chia ra làm hai loại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Sống trong một không gian khoáng đãng, không khí trong lành; được uống những dòng nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the,... thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm, ít mắc phải những bệnh nan y và đặc biệt là tuổi thọ của chúng ta sẽ được kéo dài. Và ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt, chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như ung thư, chúng ta không thể sống lâu được. Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường. Nạn chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất chuồi, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Nạn các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những kênh hồ đã làm nên những dòng sông chết, những kênh rạch chết. Còn đâu dòng nước trong xanh, từng đàn cá lội như ngày xưa nữa, đất đai ven những con sông nay không còn trồng trọt được. Chúng ta cần lên án, cần đòi hỏi luật pháp trừng trị thích đáng những kẻ chỉ vì cái lợi nhỏ cho cá nhân, gia đình mà đang tâm dùng những hóa chất độc hại cho vào thức ăn, gieo rắc bệnh tật và chết chóc cho hao nhiêu người khác. Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng tác động không nhỏ lên đời sống con người. Nếu sống trong môi trường xã hội lành mạnh, công nằng, trong sáng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và ngược lại nếu sống trong một môi trường xấu xa, đầy rẫy những cái ác, cái xấu thì cuộc sống của chúng ta, nhất là tuổi trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, dễ bị sa ngã, đánh mất cuộc đời mình. Tóm lại, môi trường hiện nay là một vấn đề lớn, được cả thế giới quan tâm. Mỗi con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn được trong sạch, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vậy.
Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.
Chúc bạn học tốt!
Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.
tham khảo
Gợi ý- Chú ý vào từ "chung sống".
- Đề cao trách nhiệm của con người trong vấn đề này.
4 Đoạn văn chủ đề Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhauĐọc tài liệu sưu tầm 4 đoạn văn khoảng 5-7 câu về chủ đề: Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau, các em cùng tham khảo dưới đây nhé.
Mẫu 1
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Các loài sinh vật trong một hệ sinh thái đều có những mối quan hệ nhất định. Tất cả các loài cùng sống dựa trên mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay hỗ trợ cùng nhau để cùng tồn tại. Nếu như một loài biến mất, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài khác. Và con người cũng chỉ là một loài sinh vật sống trên Trái Đất, cũng phụ thuộc và có ảnh hưởng tới các loài khác. Chính vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của Trái Đất.
Mẫu 2
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Theo ước tính của nhiều nhà khoa học trên thế giới, Trái Đất hiện có khoảng 10 triệu loài sinh vật. Nhưng hiện nay con người mới chỉ nhận biết được khoảng 1,4 triệu loài, trong đó có hơn 300 nghìn loài thực vật và hơn 1 triệu loài động vật. Điều này cho thấy sự đa dạng của các loài. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được quyền phá vỡ sự đa dạng đó. Bởi không có gì là tồn tại mãi mãi, hay vô tận. Và con người cũng chỉ là một loài sinh vật, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào các loài khác. Bởi vậy, chúng ta hãy bảo vệ muôn loài để hành tinh này mãi đẹp đẽ.
Mẫu 3
Trên hành tinh đẹp đẽ này, muôn loài luôn cần thiết cho nhau. Mỗi loài sống trong một sinh cảnh đều có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với những loài khác. Tất cả những loài đó cùng sinh sống, cùng phát triển, ràng buộc lẫn nhau bởi mối quan hệ đối kháng hay hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau hay cùng nhau hỗ trợ để cùng tồn tại lâu dài. Sự phát triển hay biến mất của một loài đều ít nhiều ảnh hưởng đến những loài xung quanh trong quần xã. Lưới thức ăn, chuỗi thức ăn và các con đường, mối quan hệ sinh thái của các loài bền vững, phát triển theo năm tháng. Tóm lại, trong quần xã và trên hành tinh này, muôn loài đều ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, phát triển.
Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi – rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.
Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, … góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,… Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, … Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống
Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.
Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.
Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!