Xác định và giải quyết cơ sở quan trọng nhất hình thành Văn Minh Đại Việt?
Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+/ Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
- Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
+/ Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
* Cơ sở hình thành văn văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc: cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc…
- Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại việt: Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ…
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...
* Cơ sở quan trọng nhất:
- Cơ sở quan trọng nhất hình thành văn văn minh Đại Việt là nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
- Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
Tham khảo
Câu 1:
Cơ sở kinh tế: - Công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt. - Nông nghiệp dùng cày với sức kéo khá phát triển, kết hợp săn bắn, chăn nuôi, đánh cá, đúc đồng, làm gốm
Câu 3:
Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông Cải cách đất nước là một yêu cầu tất yếu của mỗi thời đại để cho đất nước phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới ngày càng thay đổi.
Câu 4:
Sau khi thành lập triều Lê Sơ năm 1428, các vua Lê đã thực hiện nhiều chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. - Với cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.
Câu 6:
1. Nguyên nhân thắng lợi:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.
- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
* Nguyên nhân khách quan:
- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa lịch sử:
* Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam.
- Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
* Đối với thế giới:
- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.
Ý nghĩa lịch sử vượt thời đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mang ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam và các giá trị thời đại.
Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực sự là một cuộc cách mạng đã phát huy và làm rạng rỡ truyền thống giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam
Đây thực sự là một cuộc cách mạng lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử Việt Nam, bởi các yếu tố nội tại của nó, như: sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản với tư cách là đội tiên phong và đại diện tiêu biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân đồng thời của cả dân tộc Việt Nam; chính cương và tính chất dân chủ rộng rãi của các lực lượng tham gia Mặt trận Việt minh; quá trình vận động nội tại với các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1941-1945; sự tiến triển và chín muồi cũng như việc nắm bắt kịp thời thời cơ cách mạng; giành chính quyền bằng một cuộc tổng khởi nghĩa, chủ yếu mang tính chất đấu tranh chính trị, chứ không phải một kiểu bạo lực vũ trang; mục đích giành chính quyền được hoàn tất trong khoảng 15 ngày; bảo vệ được chính quyền và tiến hành xây dựng chế độ xã hội mới.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; trong đó nổi bật tính chất giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc cách mạng có tính điển hình về tinh thần chủ động, sáng tạo, biết tranh thủ thời cơ chung, kịp thời tự mình đứng lên giải phóng cho mình, không đợi chờ ỷ lại vào lực lượng bên ngoài đất nước. Nó giành được chính quyền từ tay các thế lực thực dân, phát xít của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phong kiến; và quan trọng hơn bảo vệ được chính quyền trong tình thế ”ngàn cân treo sợi tóc” bằng cách “ứng vạn biến” với các thế lực thù địch và bắt tay vào xây dựng chế độ xã hội mới do nhân dân là chủ và làm chủ. Thông qua đó, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã kết tinh và làm rạng rỡ truyền thống giữ nước, dựng nước của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, phát huy và làm rạng rỡ truyền thống anh hùng, đoàn kết và sáng tạo của toàn thể nhân dân Việt Nam
Qua các cao trào cách mạng suốt từ những năm 1930-1931 đến năm 1945, các tầng lớp nhân dân Việt Nam được động viên, bồi dưỡng, phát huy và làm rạng rỡ truyền thống anh hùng, đoàn kết và sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Kết quả tiêu biểu là trong thời khắc phải chớp thời cơ lịch sử, khắp nơi nhân dân thể hiện được tấm lòng vì nước quên thân, nô nức tự vệ vũ trang, hừng hực khí thế sẵn sàng tổng khởi nghĩa và đã nhất tề vùng dậy giành chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra với ý chí triệu người như một. Sự sáng tạo của các tầng lớp nhân dân tại các địa phương gần như diễn ra đồng thời: Đầu tiên Tuyên Quang giành được chính quyền vào ngày 14-8; Hà Nội: ngày 19-8; Huế: ngày 23-8; Sài Gòn: ngày 25-8;.... Hà Tiên, tỉnh cực Nam của Tổ quốc, khởi nghĩa thắng lợi cũng trong thời khắc của tháng tám lịch sử năm 1945 (ngày 28-8-1945). Như vậy cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, được hoàn thành trong khoảng 15 ngày.
Thứ ba, mở ra khả năng thực hiện cuộc cách mạng dân chủ kiểu mới tại một nước thuộc địa - nửa phong kiến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không chỉ dừng lại ở khuôn khổ của một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan của Cách mạng, như sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, tính chất dân chủ rộng rãi của các lực lượng tham gia cách mạng, quá trình vận động của các cao trào cách mạng trong suốt 15 năm từ những năm 1930-1931 đến năm 1945 - đã tất yếu kết nối tính chất dân tộc với tính chất dân chủ nhân dân. Hơn nữa, những diễn biến lịch sử sau Cách mạng lại càng thúc đẩy và định hình tính chất dân chủ kiểu mới của cách mạng Việt Nam là: không đóng khung trong giới hạn một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, mà dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, phát triển thành cuộc cách mạng dân chủ kiểu xã hội chủ nghĩa nhằm từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa đó, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã phá vỡ một mảng quan trọng của chủ nghĩa đế quốc tại khâu yếu nhất của nó là chế độ thuộc địa - nửa phong kiến; và mở ra thời kỳ sụp đổ, tan rã không cách gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới./.