4. Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì.
- Có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.
Phương pháp giải:
- Học sinh chọn một trong hai đề.
- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.
- Lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
Đề a
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
2. Thân bài
Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.
- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.
+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.
+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.
- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.
+ Biện pháp tu từ: So sánh.
- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”
+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của chủ đề.
Đề b
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Thế nào là động cơ học tập?
Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.
+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.
+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.
b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?
- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.
- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).
c. Tầm quan trọng của động cơ học tập
Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.
d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh
- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.
- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.
- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
3. Kết bài
Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Đề a:
Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
+ Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình
+ Thân bài
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;
- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người
- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
Tâm trạng của Người
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả
- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
+ Kết bài
Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
Đề b:
Nghị luận về đại dịch covid-19
+ Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.
Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt
+ Thân bài
Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:
Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.
- Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.
- Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp
Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.
- Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo
- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.
- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.
– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam
+ Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
Phương pháp giải:
Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:
- Cách đọc một văn bản thơ:
+ Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
+ Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
+ Xác định đề tài
+ Xác định mục đích viết và người đọc
+ Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:
Các phần | Nội dung |
Mở bài | - Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...). - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá |
Thân bài | - Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Kết bài | - Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. - Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm. |
Em tham khảo nhé !
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét , đánh giá về sự kiện thật vui vẻ, tưng bừng, có lẽ mãi in đậm sâu trong tâm trí.
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề.
Lời giải chi tiết:
Cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa và giá trị chủ đề có sự mạch lạc, liên kết với nhau, giúp người đọc hiểu rõ chủ đề bài viết và ý nghĩa chủ đề biểu hiện là gì; có sự bao quát chung phù hợp với mọi đối tượng người đọc và mục đích truyện ngụ ngôn viết ra.
- Người viết phân tích về ý nghĩa, giá trị chủ đề của văn bản khá là bao quát và chưa chi tiết cho lắm. Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.