5. Bạn rút được kinh nghiệm hay lưu ý gì trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống từ ngữ liệu trên ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cần nêu lên quan điểm của cá nhân.
- Nêu rõ vấn đề mình sẽ nghị luận.
- Cần có hệ thống luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.
Kinh nghiệm em rút ra được khi trình bày về một vấn đề đời sống là:
- Phải xác định rõ đối tượng nghe để lựa chọn chủ đề sao cho phù hợp
- Phong thái tự tin và luôn lắng nghe ý kiến từ người khác
- Ngôn từ sử dụng rõ ràng, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ quá khó
- Khi trả lời các câu hỏi, cần phải khéo léo, tránh bác bỏ ý kiến của người khác trực tiếp.
Kinh nghiệm khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
- Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá) của người viết về vấn đề đó.
- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để tăng thêm sức thuyết phục.
- Đảm bảo các yếu tố về cách diễn đạt.
Khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:
– Nêu được vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối với vấn đề cần bàn luận.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
– Bố cục đảm bảo: 3 phần
- Cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.
- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.
- Giải thích những từ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận.
- Nếu được lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ cùng bằng chứng đa dạng để củng cố vấn đề. Chú ý sắp xếp khoa học.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Một số lưu ý em rút ra được:
- Xác định được đề tài
- Xác định mục đích nói về viết, đối tượng hướng đến
- Thu thập tư liệu
- Lập dàn ý
- Xem lại và chỉnh sửa
Một số lưu ý em rút ra được:
- Cần tìm hiểu kĩ về vấn đề mình sẽ viết, trình bày.
- Cần lắng nghe ý kiến của người khác, không nên quá áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt mọi người phải công nhận nó đúng.
- Trình bày rõ ràng từng luận điểm. Mỗi luận điểm cần đi kèm với lĩ lẽ và bằng chứng xác thực để tăng tính thuyết phục đối với người nghe.
Trong quá trình nói, cần lưu ý những điều sau đây khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe:
- Lắng nghe nhận xét, phản bác của người nghe một cách kĩ càng
- Cảm ơn ý kiến của người nghe.
- Phân tích ý kiến của người nghe hợp lí hay không hợp lí chỗ nào.
- Chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng của đối phương bằng sự nhẹ nhàng tránh gây hiểu nhầm xung đột.
- Nhờ giáo viên chủ nhiệm tham gia góp ý khi cần giúp đỡ.
Kinh nghiệm:
− Trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
− Tiếp nhận đóng góp, nhận xét của người nghe.
− Tự tin với bài của mình và thể hiện thái độ tích cực trong phần trình bày.
Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe: Có dẫn chứng và ý kiến xác thực, lập luận chặt chẽ.
Tôi thấy được khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần phải:
- Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận
- Trình bày phải đủ ba phần mở, thân, kết
- Có luận điểm kèm với lí lẽ, dãn chúng rõ ràng
- Luôn phải chú ý thể hiện được đây là quan điểm của bản thân