Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong các văn bản nghị luận trung đại đã học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "tự học".
Mẫu: Học hiện nay có nhiều cách học rất hiệu quả giúp cho thành tích học tập của mình tốt hơn. Thế nhưng, "tự học" vẫn là cách học tốt nhất. (Phép liên kết: phép nối)
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Tự học là gì?
-> Hành động tự mình nghiên cứu, tìm lời giải cho những câu hỏi thuộc chương trình học của mình hoặc nâng cao hơn.
-> Cách tìm hiểu những tri thức trên mạng, trong sách.
- Nguyên nhân cần phải tự học:
+ Tập tính tự giác cho bản thân.
+ Hiểu biết nhiều điều hơn.
+ Đỡ cho công sức lo lắng của cha mẹ về việc học của mình.
+ Tương lai bản thân tươi sáng hơn.
+ ...
- Biểu hiện:
+ Lập ra thời gian tự học cho bản thân.
+ ...
- Lợi ích của việc tự học:
+ Giúp đầu óc tư duy tốt hơn.
+ Dễ tiếp thu nhiều kiến thức trên lớp.
+ Bản thân mình học giỏi giang, biết nhiều điều hơn.
+ Học chủ động hơn.
+ ....
- Phản đề:
+ Phê phán những người học thụ động, không biết cách tự học.
+ Phê phán những bạn học sinh lười biếng.
- Mở rộng:
+ Một số bạn không có điều kiện tự học.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Mẫu tổng: Khép lại, "tự học" là một vấn đề mà không phải bạn học sinh hiện nay nào cũng biết.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà bất kì học sinh nào cần có...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tự học là gì?
Vai trò của tự học:
+ Giúp ta biết chủ động trong việc học
+ Giúp ta dễ dàng củng cố được kiến thức, ghi nhớ bài học
+ Rèn luyện tính tự giác
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tự học trong mùa dịch Covid vừa qua.
Bàn luận mở rông:
Trái với tự học là gì?
Bản thân em đã bao giờ tự học chưa?
Bài học em rút ra cho bản thân về vai trò của tự học?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự học.
_mingnguyet.hoc24_
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Bài thơ " Ông đồ" đã gợi ra bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.
Văn bản thông tin
-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền
- Văn bản nghị luận trung đại và hiện đại đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ và sức thuyết phục cao:
+ Có lí: có hệ thống luận điểm chặt chẽ
+ Có tình: thể hiện cảm xúc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm của mình
+ Có chứng cứ: có dẫn chứng thực tế để chứng minh cho luận điểm trở nên thuyết phục
Ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên tác phẩm văn nghị luận trung đại cũng như văn nghị luận hiện đại một cách hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Với tác phẩm văn nghị luận trung đại “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và tác phẩm văn nghị luận hiện đại “Bài toán dân số” của Thái An, chúng ta có thể thấy được 2 tác phẩm này đều có chung những đặc điểm trên.
KHÁC:
- Hình thức của văn nghị luận trung đại thường được cố định ở một số thể loại riêng biệt như: chiếu, hịch, cáo, tấu…
- Còn trong nghị luận hiện đại thì hình thức co duỗi tự nhiên, câu văn sinh động, phong phú, có nhiều yếu tố khác cùng tham gia vào quá trình lập luận (chẳng hạn như biểu cảm, tự sự, miêu tả, …)
- Nghị luận trung đại: có nhiều từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ: nhiều hình ảnh và hình ảnh thường có tính chất ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng(Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta), dùng nhiều điển tích, điển cố,...Văn phong ấy khá gần với văn phong sáng tác, nên người ta đã nói ở thời trung đại “văn sử triết bất phân”.
- Văn nghị luận hiện đại viết giản dị, câu văn gần lời nói thường, gần đời sống hơn.
Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng thiên mệnh, đạo thần chủ, tâm lí sùng cổ dẫn đến việc sử dụng điển cổ, điển tích một cách phổ biến, ...
- Về nội dung:
+ Văn nghị luận trung đại thường bàn tới những vấn đề to lớn, quan hệ tới quốc kế, dân an.
+ Văn nghị luận hiện đại có đề tài rộng hơn, phong phú hơn. Những vấn đề đời thường cũng được đưa ra đề nghị luận. Chẳng hạn “Ôn dịch thuốc lá",...
Sau đó bạn kết bài là đc
Những ý này sẽ giúp bạn viết ra một đoạn văn hoàn chỉnh
Chúc bạn thi tốt:>