K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2023

- Tên, địa điểm của di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên: Văn miếu Quốc Tử Giám

- Cảnh quan thiên nhiên, con người nơi đó: chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài). Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn. Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.

- Những điều em thích: khung cảnh trang nghiêm và không khí nghiêm túc, tự hào ở Văn miếu.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:

* Tên địa danh: Phố cổ Hội An

* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.

* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...

* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.

24 tháng 5 2023

Tuỳ vào mỗi tỉnh thành, chọn địa điểm tiêu biểu, ví dụ như:

Hà Nội: Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, hồ Gươm, hồ Tây, chùa Một Cột,...

Thành phố Hồ Chí Minh: các bảo tàng văn hoá, địa đạo Củ Chi,...

Thành phố Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê,...

Thừa Thiên Huế: biển Thuận An, nhà vườn An Hiên, Đại nội kinh thành Huế, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng,...

Khánh Hoà: Viện hải dương học,...

v.v.v....

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ai: Ai được tôn thờ ở đây?

- Ở đâu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?

- Khi nào: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng khi nào?

- Cái gì: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những gì?

- Thế nào: Nhìn từ bên ngoài, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

- Vì sao: Vì sao Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được xây dựng?

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Một số di tích lịch sử – văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em:

- Chùa Một Cột

- Hồ Gươm

- Nhà tù Hỏa Lò

- Văn miếu Quốc Tử Giám

- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hoàng thành Thăng Long

- Đền Ngọc Sơn

- Nhà thờ lớn Hà Nội

- Chùa Trấn Quốc

-….

24 tháng 5 2023

Thừa Thiên Huế có di tích lịch sử, văn hoá:

- Lăng Minh Mạng

- Lăng Gia Long

- Lăng Tự Đức

- Đại Nội kinh thành Huế

- Chùa Huyền Không Sơn Thượng

- Chùa Thiên Mụ

- v.v.v....

Một số cảnh quan thiên nhiên ở Thừa Thiên Huế:

- Biển Thuận An

- Đầm Lập An

- Đầm Chuồn

- Vườn quốc gia Bạch Mã

- Biển Lăng Cô

- Thác A Nor

- Suối Alin

- v.v.v....

9 tháng 8 2023

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

Tham khảo:

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.  

     Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

     Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà  Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

     Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

     Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

6 tháng 10 2022

viet cau tra loi giup nghia

9 tháng 8 2023

(*) Tham khảo
- Tên vùng: Nam Bộ
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu:
+ Danh lam thắng cảnh: đảo Phú Quốc; Côn Đảo; núi Bà Đen,…
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Dinh Độc Lập; Địa đạo Củ Chi,…
- Câu chuyện lịch sử liên quan mà em thích: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước chuyển biến mới. Khác với các nhà yêu nước tiền bối hưởng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang phương Tây. Người muốn đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”.
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng ra đi mang theo hoài bão tìm đường cứu nước, cứu dân.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về vùng đó:
+ Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng.
+ Cư dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm với nhiều tấm gương. Do đó, khu vực này được mệnh danh là “thành đồng Tổ quốc”.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

Hoạt động sản xuất:

- Nông nghiệp:

+ Hoạt động: trồng trọt; chăn nuôi; trồng, bảo vệ và khai thác rừng, thủy hải sản

+ Sản phẩm: lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành sản xuất

+ Ích lợi: phục vụ cuộc sống con người, phục cụ các ngành sản xuất, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và mang lại lợi ích kinh tế.

- Thủ công:

+ Hoạt động: tạo ra sản phẩm bằng tay

+ Sản phẩm: sản phẩm bằng tay

+ Ích lợi: phục vụ cuộc sống và mang lại lợi ích kinh tế cho con người.

- Công nghiệp:

+ Hoạt động: khai thác tài nguyên; chế tạo và sửa chữa máy móc, thiết bị; chế biến sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp….

+ Sản phẩm: máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị đồ dùng..

+ Ích lợi: phục vụ sản xuất, đời sống và mang lại các ích lợi kinh tế cho con người.

Di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên:

- Địa danh ở địa phương:

+ Chùa Một Cột

+ Hồ Gươm

+ Nhà tù Hỏa Lò

+ Văn miếu Quốc Tử Giám

+ Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Đền Ngọc Sơn

+ Nhà thờ lớn Hà Nội

+ Chùa Trấn Quốc

+….

- Việc nên làm, không nên làm:

Nên làm

Không nên làm

Mặc quần áo dài, lịch sự

Tuân thủ quy định tham quan

Không làm tổn hại di tích

Phân loại rác thải đúng quy định

Nghiêm túc, chú ý lắng nghe

Vứt rác đúng nơi quy định

Mặc quần áo khi đi đền, chùa

Leo trèo lên di tích

Vẽ bậy lên di tích

Phân loại rác sai quy định

Đùa nghịch khi đi tham quan

Vứt rác bừa bãi