Kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hòa với nhau?
- Khi thấy bạn bè bất hòa, em nên làm gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các bạn mâu thuẩn với Lam, cô lập bạn ấy. Lam thấy rất buồn và chia sẻ với Minh câu chuyện của mình. Minh đưa Lam đi gặp cô giáo và tường thuật lại, cô giáo lắng nghe, hiểu mọi chuyện và đưa Lam đi gặp các bạn. Được cô giáo giải thích, giải quyết bất hoà, các bạn dần hiểu nhau hơn, Lam cùng các bạn lại chơi cùng nhau, tạo nên một lớp học nhiều niềm vui.
a. Minh cùng Lam đã đi tìm gặp cô giáo để nhờ xử lí bất hoà với các bạn.
b. Theo em, có nhiều cách khác giúp Lam xử lí. Chẳng hạn như bình tĩnh giải thích cho các bạn nghe,...
- Na bối rối và òa khóc khi làm vỡ chiếc vòng tay của Cốm.
- Sau khi nghe lời khuyên của mẹ, Na đã chủ động gặp, xin lỗi Cốm và đền cho bạn chiếc vòng rất đẹp của mình.
- Tôn trọng tài sản chính là tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình
* Kể chuyện theo tranh:
Hình 1:
Ở trường, Heo con luôn bị các bạn trêu chọc, chê bạn ấy mập. Không ai thân thiết với Heo con cả.
Hình 2:
Trong số các bạn thì Khỉ là người rất hay đón đường và bắt nạt Heo con. Một hôm Khỉ đã chặn đường Heo con ở cầu thang và nói với một giọng lớn rằng: “Mai phải mang cho ta một quả chuối”.
Hình 3:
Sau khi nghe xong lời dọa của Khỉ, Heo con đã rất lo lắng và sợ hãi vì Heo không biết tìm chuối ở đâu cả (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).
Hình 4:
Nỗi lo sợ ấy cứ theo Heo con vào tận trong lớp học khiến cho cậu ấy không thể tập trung học bài.
Hình 5:
Nỗi sợ hãi trong Heo con cứ lớn dần, Heo con không thể tập trung vào việc gì cả. Vì vậy, Heo con đã tìm đến cô giáo và kể lại toàn bộ câu chuyện: “Cô ơi, em sợ lắm! Các bạn hay bắt nạt và đón đường con. Hôm trước, bạn Khỉ còn bắt em phải mang chuối cho bạn ấy nữa ạ!”.
Hình 6:
Nghe xong câu chuyện của Heo con, cô giáo đã đến gặp những bạn bắt nạt Heo con và nghiêm khắc nhắc nhở: “Chúng ta đều là bạn cùng lớp, các em không được trêu chọc và bắt nạt bạn”.
Hình 7:
Sau khi được cô giáo nghiêm khắc nhắc nhở về hành vi sai lầm đó, các bạn đã nhận ra lỗi lầm và đến gặp Heo con để xin lỗi: “Chúng tớ xin lỗi Heo con! Lần sau chúng tớ sẽ không bắt nạt cậu nữa. Cậu tha lỗi cho chúng tớ nhé!”.
Hình 8:
Nghe được lời xin lỗi chân thành từ các bạn, Heo con đã đồng ý tha thứ cho các bạn. Từ đó, các bạn không còn bắt nạt Heo con nữa. Họ trở thành những người bạn tốt và chơi đùa rất vui vẻ cùng nhau.
* Trả lời câu hỏi:
a. Bạn Heo con đã bị các bạn bắt nạt và trêu chọc, chê rằng Heo con “mập” và bị bạn Khỉ bắt nộp đồ “Mai phải mang cho ta một quả chuối”, không ai chơi cùng Heo con.
b. Khi đó, bạn Heo con đã cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi:
- Heo con rất lo lắng vì không biết tìm chuối ở đâu. (Tìm chuối ở đâu bây giờ?).
- Vì sợ hãi nên Heo con không thể tập trung được vào việc học.
c. Heo con đã đến tìm cô giáo và kể cho cô nghe việc mình bị các bạn bắt nạt, trêu chọc.
PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:
- M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.
- PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tất.
- M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.
a) Cô bé đã cho cậu bé nghèo một li sữa thay vì một li nước bình thường và không lấy tiền của cậu.
b) Vì Bác sĩ chính là cậu bé nghèo khi xưa đã được cô bé tặng một li sữa, cậu bé ấy nay đã trở thành bác sĩ và vẫn luôn cảm thấy biết ơn.
c) Em rút ra được: khi gặp người khó khăn, ta phải biết chia sẻ và giúp đỡ họ. Cũng như sau khi thành công, ta không được phép quên những người đã từng giúp mình.
a: Cô bé đã nhanh chóng đem 1 li sữa nóng tới cho cậu bé nghèo
b: Hóa đơn này được bác sĩ Ha uốt Ken li thanh toán vì đây là hóa đơn viện phí của cô bé năm sữa đã cho cậu ấy 1 li sữa nóng
c: Bài học rút ra là: Trong cuộc sống ai cũng sẽ gặp khó khăn. Nếu chúng ta biết cách giúp đỡ họ thì sau này, họ cũng có thể sẽ giúp đỡ lại chúng ta
Hình 1:
Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.
Hình 2:
Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.
Hình 3:
Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.
Hình 4:
Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.
a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.
b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.
c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.
Gợi ý kể chuyện:
Trong buổi tổng vệ sinh cuối năm, Bin và Tin tranh cãi nhau để xem ai là người lấy cây chổi trước. Na thấy thế liền chạy lại can ngăn hai bạn sau đó phân chia việc cho mỗi người: Bin quét là khô còn Tin nhặt li nhựa. Nhờ đó mà bất hoà giữa Bin và Tin được giải quyết. Hai bạn rất cảm kích Na vì đã giúp đỡ mình.
- Na đã đứng ra để ngăn cản và đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề khi thấy Tin và Bin bất hoà với nhau.
- Khi thấy bạn bè bất hoà em nên khuyên các bạn bình tĩnh và cùng nhau đưa ra cách xử lí tốt nhất.