Bảng dưới đây thể hiện một số thay đổi của cơ thể một người khỏe mạnh, bình thường khi hoạt động mạnh so với khi nghỉ ngơi. Hãy giải thích những thay đổi đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.
- Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động.
1-Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi.
-Phổi là bộ phận quan trọngnhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
-Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màngngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
-Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng
.-Số lượng phế nang lớn có tới 700 –800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
2-Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ?
-Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng
.-Giái thích: 6Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng -→ Hô hấp tế bào tăng → Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic → Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?
Nhiệt độ ở cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37°C.
+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt (đây là phản xạ).
+ Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch => tăng lượng máu qua da (nóng => đỏ mặt).
• Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể (để một lít nước bay hơi cần 540 Kcal).
- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể => xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.
- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?
Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết, để bảo đảm thân nhiệt ổn định.
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
Khí lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.
Khi vận động mạnh thì nhu cầu năng lượng tăng do đó cần oxi hoá (chất dự trữ năng lượng) để tạo ra năng lượng vì vậy nên dẫn đến nhịp thở tăng để cung cấp oxi cho cơ thể hoạt động tiếp
Vì khi hoạt động mạnh nhu cầu oxi tăng lên so với khi hoạt động nhẹ nên đòi hỏi tim phải đập nhanh hơn để có đủ máu và oxi đi nuôi cơ thể
- Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục, dẫn đến hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (do hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (do hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim đảm bảo cho sự vận chuyển khí kịp thời.
- Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng khiến nhu cầu cung cấp $O_2$ và đào thải $CO_2$ của cơ thể tăng lên. Kết quả dẫn đến nhịp hô hấp tăng để đảm bảo sự lưu thông khí ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, lượng máu tới cơ xương được tăng cường còn lượng máu tới hệ bài tiết (thận) giảm dẫn đến tốc độ lọc máu tạo nước tiểu giảm. Đồng thời, khi hoạt động mạnh, cơ thể mất nhiều nước do toát mồ hôi, do đó, để đảm bảo cân bằng áp suất thẩu thấu máu, hoạt động tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận được tăng cường. Kết quả là tốc độ tạo nước tiểu sẽ giảm.