Quan sát hình 19.1 và hình 19.2, đọc thông tin, hoàn thành bảng 19.1.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng:
Tên thành phần | Chức năng |
Màng tế bào | - Bao bọc khối tế bào chất. - Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. |
Tế bào chất | - Là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống (trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, tạo chất để tăng trưởng,…) của tế bào. |
Nhân/vùng nhân | - Là nơi chứa vật chất di truyền. - Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. |
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo
a) Địa hình và đất
- Đặc điểm: Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-xây: phía tây gồm các đồng bằng và dãy núi U-ran; phía đông là vùng núi và cao nguyên.
+ Phía Tây:
▪ Đồng bằng Đông Âu: rộng, nhiều vùng đất cao, đồi thoải xen với các thung lũng rộng hoặc vùng đất thấp, đất đai màu mỡ.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia có 2 phần rõ rệt: phía bắc chủ yếu là đầm lầy; phía nam cao hơn có đất đen thảo nguyên.
▪ Dãy U-ran: dãy núi già, cao trung bình 500-1200m, là ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.
+ Phía Đông là cao nguyên Trung Xi-bia và các dãy núi, sơn nguyên với địa hình hiểm trở.
+ Tài nguyên đất đa dạng: đất nâu, đất đen, đất xám, đất đài nguyên, đất pốt-dôn
- Ảnh hưởng:
+ Ở phía Tây:
▪ Vùng Đồng bằng Đông Âu: thuận lợi hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.
▪ Đồng bằng Tây Xi-bia: phía bắc dễ bị ngập lụt, phía nam thích hợp cho trồng trọt.
▪ Dãy U-ran có địa hình ở giữa thấp, thuận lợi cho giao thông.
+ Phía đông, địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng.
+ Một số loại đất giàu dinh dưỡng thuận lợi cho trồng cây lương thực và cây thực phẩm, một số loại nghèo dinh dưỡng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
b) Khí hậu
- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới. Phía tây khí hậu ôn hoà, phía đông có khí hậu lục địa nên khắc nghiệt hơn, phía bắc có khí hậu cận cực và cực, phía tây nam gần Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.
- Ảnh hưởng:
+ Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, tạp ra sản phẩm nông nghiệp phong phú ở nhiều vùng khác nhau.
+ Tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, nhiều vùng lạnh giá gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
c) Sông, hồ
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông lớn, như: Von-ga, Ô-bi, Lê-na, I-ê-nít-xây… và hàng nghìn sông khác. Các sông ở vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam - bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, cửa sông thường bị đóng băng vào mùa đông.
+ Các hồ lớn của Liên bang Nga là Ca-xpi và Bai-can.
- Ảnh hưởng:
+ Sông có giá trị về nhiều mặt như: thủy điện, giao thông vận tải, tưới tiêu, thủy sản và du lịch
+ Hồ có ý nghĩa rất lớn về giao thông và cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho đời sống, sản xuất.
d) Biển
- Đặc điểm:
+ Đường bờ biển dài trên 37000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và các biển khác.
+ Vùng biển có sinh vật phong phú, dầu mỏ, khí tự nhiên, tài nguyên du lịch.
- Ảnh hưởng:
+ Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng,.
+ Tài nguyên khoáng sản và sinh vật biển là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.
+ Nhiều vùng biển phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.
e) Sinh vật
- Đặc điểm: Đứng đầu thế giới về diện tích rừng (chiếm khoảng 20% diện tích rừng thế giới năm 2020), chủ yếu là rừng lá kim (60% diện tích cả nước).
- Ảnh hưởng: Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, đồng thời là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.
g) Khoáng sản
- Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá. Khoáng sản kim loại đen phong phú.
- Ảnh hưởng:
+ Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển công nghiệp.
+ Tuy nhiên nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.
Tham khảo:
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
+ Liên bang Nga có diện tích khoảng 17 triệu km2, trải theo chiều bắc - nam từ khoảng vĩ độ 41°11′B đến vĩ độ 7743’B và theo chiều đông - tây từ khoảng kinh độ 27°Đ đến kinh độ 16940’T.
+ Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu, toàn bộ phần Bắc Á và tỉnh Ca-li-nin-grát nằm biệt lập; kéo dài từ biển Ban-tích ở phía tây đến Thái Bình Dương ở phía đông, từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Biển Đen và biển Ca-xpi ở phía nam.
+ Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia với đường biên giới xấp xỉ chiều dài xích đạo.
+ Có vùng biển rộng lớn thuộc Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và các biển như: Ban-tích, Biển Đen, Ca-xpi.
- Ảnh hưởng:
+ Lãnh thổ rộng lớn đã làm cho Liên bang Nga có thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú.
+ Vị trí địa lí giáp với nhiều quốc gia, giáp biển là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tuy nhiên, lãnh thổ rộng lớn cũng đặt ra các vấn đề cần quan tâm về phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, các khu vực.
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng | Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Có nhiều ở phiến lá | - Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp. - Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ. |
Khí khổng | Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá) | Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí tiếp xúc các mảng kiến tạo (các mảng kiến tạo chờm lên nhau hoặc các mảng đang tách nhau ra).
Loại mạch | Hướng vận chuyển chủ yếu | Chất được vận chuyển | Nguồn gốc của chất được vận chuyển |
Mạch gỗ | - Từ rễ lên thân và lá cây (dòng đi lên). | - Chủ yếu là nước và chất khoáng hòa tan. | - Từ môi trường bên ngoài được hấp thụ vào rễ. |
Mạch rây | - Từ lá cây đến các cơ quan cần sử dụng hoặc cơ quan dự trữ của cây (dòng đi xuống). | - Chủ yếu là chất hữu cơ (đường). | - Được tổng hợp từ quá trình quang hợp của cây. |
Tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/quan-sat-hinh-51-4-sgk-va-doc-cac-thong-tin-phan-tom-tat-dac-diem-cua-bo-linh-truong-trong-sgk-ho-faq542788.html