K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Hiện tượng: Đường kính hoặc bột gạo hay bột mì dần dần hoá thành chất rắn màu đen, sau đó trong cốc sủi bọt đẩy chất rắn màu đen trào ra ngoài cốc.

- Giải thích: Các hợp chất đường kính, bột gạo hay bột mì,… (công thức tổng quát có dạng Cn(H2O)m) bị sulfuric acid đặc hút nước tạo ra chất rắn màu đen là carbon. Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi sulfuric acid tạo thành khí CO2 và SO2 , đẩy carbon trào ra ngoài cốc.

- Phương trình hóa học:

 

Chuẩn bị: cồn 96o, dung dịch sulfuric acid đặc, đá bọt; bình cầu có nhánh 250 mL, ống nghiệm (1) chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm (2) chứa khoảng 2 mL nước Br2 loãng, ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, nguồn nhiệt, que đóm, lưới tản nhiệt, bình thuỷ tinh chứa dung dịch NaOH.Tiến hành:- Cho vài viên đá bọt, 20 mL cồn 96° vào bình cầu. Rót 40...
Đọc tiếp

Chuẩn bị: cồn 96o, dung dịch sulfuric acid đặc, đá bọt; bình cầu có nhánh 250 mL, ống nghiệm (1) chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm (2) chứa khoảng 2 mL nước Br2 loãng, ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, nguồn nhiệt, que đóm, lưới tản nhiệt, bình thuỷ tinh chứa dung dịch NaOH.

Tiến hành:

- Cho vài viên đá bọt, 20 mL cồn 96° vào bình cầu. Rót 40 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống đong, sau đó rót từ từ H2SO4 đặc từ ống đong qua phễu vào bình cầu để tránh sự toả nhiệt quá mạnh.

- Lắp bộ dụng cụ như Hình 16.5.

- Đun nóng đến khi ethylene sinh ra và sục ngay vào các ống nghiệm (1) và (2).

- Thay ống dẫn khí thuỷ tinh hình chữ L bằng ống dẫn thuỷ tinh có đầu vuốt nhọn.Dùng que đóm đang cháy để đốt ethylene ở đầu ống dẫn khí.

Lưu ý: Dung dịch sulfuric acid đặc rơi vào da sẽ gây bỏng nặng, cần cẩn thận khi sử dụng.

Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
5 tháng 11 2023

Thí nghiệm 1:

Khí sinh ra làm mất màu dung dịch bromine/thuốc tím.

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2 + 2KOH

10 tháng 9 2023

1. Cốc (1) và cốc (2) chứa dung dịch. Do hai cốc này là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

+ Cốc (1): chất tan là muối ăn; dung môi là nước.

+ Cốc (2): chất tan là copper(II) sulfate; dung môi là nước.

2. Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do ở điều kiện này dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan được nữa.

4 tháng 9 2023

Cốc (2), (4) cốc chứa dung dịch. Do nó là hỗn hợp đồng nhất giữa chất tan và dung môi (nước) chất tan, dung môi trong các dung dịch thu được là: Muối ăn (cốc 4), và copper (II) sulfate (cốc 2) là chất tan và nước là dung môi

Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do dung dịch đó không thể hoà tan thêm chất tan (muối ăn) được nữa.

3 tháng 8 2023

- Trong Thí nghiệm 1, chất lỏng xuất hiện ở đáy cốc không phải là benzene (benzene không màu).
- Vì benzene phản ứng với dung dịch nitric acid tạo nitrobenzene có màu vàng nhạt .
PTHH: C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O

Thí nghiệm về biến đổi hoá họcChuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.Tiến hành:- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2)...
Đọc tiếp

Thí nghiệm về biến đổi hoá học

Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.

Tiến hành:

- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.

- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.

- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng.

Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.

1
10 tháng 9 2023

1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.

2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.

3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.

4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hoá học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.

4 tháng 9 2023

\(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3\downarrow\left(trắng\right)+H_2O \)

Hiện tượng: Có xuất hiện vẩn đục nước vôi trong (cặn trắng)

3 tháng 8 2023

Tham khảo:
Hiện tượng: ở đáy cốc xuất hiện chất lỏng màu vàng nhạt.
PTHH: C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O
loading...
Nitrobenzen có màu vàng nhạt không tan trong nước.

5 tháng 4 2018

Chọn D.

Thí nghiệm có phản ứng hoá học xảy ra là (b), (c), (d), (g)

Thí nghiệm 1. Tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặcChuẩn bị: Kim loại đồng dạng mảnh hoặc sợi, dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc, ống nghiệm, bông tẩm kiểm, đèn cồn.Tiến hành:• Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid loãng. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.• Cho mảnh...
Đọc tiếp

Thí nghiệm 1. Tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc

Chuẩn bị: Kim loại đồng dạng mảnh hoặc sợi, dung dịch sulfuric acid loãng và dung dịch sulfuric acid đặc, ống nghiệm, bông tẩm kiểm, đèn cồn.

Tiến hành:

• Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid loãng. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

• Cho mảnh đồng nhỏ vào ống nghiệm thứ hai. Cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch sulfuric acid đặc. Nút bông tẩm kiềm vào miệng ống nghiệm. Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Yêu cầu: Quan sát hiện tượng và giải thích. Viết phương trình hoá học minh hoạ, xác định vai trò của các chất khi phản ứng xảy ra.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Tham khảo: