Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Nguyễn từ sau cải cách của Minh Mạng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn đơn giản
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê
Bộ máy nhà nước thời Ngô còn đơn giản, những bước đầu thể hiện tinh thần độc lập tự chủ
Tham khảo:
Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.
Các cơ quan chuyên môn quan trọng trong triều đình tiếp tục được kiện toàn hoàn chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Tiêu biểu như Hàn lâm viện (soạn thảo văn bản), Quốc Tử Giám (giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài), Thái y viện (chăm sóc sức khoẻ, quản lí hoạt động y tế), Khâm thiên giảm (làm lịch, xem ngày giờ, báo giờ, quan sát và dự đoán các hiện tượng thiên văn, thời tiết)...
Thành lập các cơ quan mới như Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện.
Nội các thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng, có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ẩn tín, lưu trữ châu bản.
Đô sát viện thành lập năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.
Cơ mật viện thành lập năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.
Bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan ở kinh đô còn có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương).
Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt.
=> Cải cách tập trung quyền lực vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường.
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.
- Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.
- Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.
Tham khảo:
* Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Ở địa phương:
+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.
+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
Tham khảo: