Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
a) Em viết một phép chia cho 10, 100, 1 000, ... Chẳng hạn, 4500 : 100 = ?
Em đố bạn nhẩm nhanh kết quả.
Em và bạn đổi vai cùng chơi.
b) Nói với bạn cách nhẩm nhanh của em trong các phép chia trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
`30820 - 12315 = 18505`
`30820 + 12315 = 43135`.
`18505 xx 2 = 37010`
`37010:2=18505`
1234x11=13574
viết lại số đầu và số cuối,sau đó lấy 2 số liên tiếp cộng với nhau thì được các số tiếp theo
a) Cách học tốt môn Tiếng Việt là đọc thật kĩ các bài tập đọc trước khi trả lời câu hỏi. rà soát các ý của bài đọc để tìm câu trả lời. Với các bài luyện từ và câu cần đọc kĩ lí thuyết và sau đó thực hành làm các bài tập. Với các bài Tập làm văn thì cố gắng viết thật nhiều, đọc các bài văn mẫu tham khảo và nhờ cô giáo chữa bài tập.
b) Cần ghi rõ cách viết, cách phát âm của từng từ. Dùng hình ảnh, tranh vẽ để mình họa các các từ vựng đó. Sắp xếp các từ vựng theo các nhóm chủ đề để dễ ghi nhớ hơn: từ trái nghĩa, đồng nghĩa, nhóm từ chỉ cảm xúc, …
c) Tìm hiểu các mẹo để tính nhẩm nhanh, thực hiện nhiều bài tập để tính toán, không dùng máy tính bỏ túi khi làm bài tập.
a.Cách học hiểu tốt môn tiếng việt như bạn hãy đọc thật kỹ nếu khi bạn hiểu sâu sắc đề bài tiếng việt rồi mới trả lời câu hỏi.Với những bt tương tự này bạn cần đọc đề bài mà người ta đã cho kẻo sẽ bị nhầm,rồi bạn thực hành,luyện tập và ôn bài.Còn bài tập thì bạn hãy làm thật đủ ý và nhờ cô giáo chữa lại.
b.Môn tiếng anh và từ vựng là điều quan trọng nhất nên bạn phải đọc hoặc ôn kỹ nhưng phải viết thật đúng.Cô dạy là phải hiểu ngay,hãy tập trung và hiểu rõ kỹ năng nghe cho thật đúng rồi hãy khoanh,đánh dấu tick và nối v.v.Và câu sắp xếp cũng hay thi vào thì phải theo nhóm chủ đề hoặc bài đọc bạn ko nên chép từ ở trong sách của bạn,câu sắp xếp này bạn cần học kỹ hơn chính là:từ trái nghĩa,đồng nghĩa,nhóm từ chỉ cảm xúc của một người nào đó.
c.Còn môn cuối cùng đó chính là môn toán mà bạn phải lưu ý, vì trong bt này có câu dễ và khó nha,nên bạn hãy hiểu kiến thức,hiểu cá bài nâng cao hoặc mẹo nhé.Lưu ý bạn ko nên lấy máy tính ra tính nhé.
- Học sinh được chia làm hai đội với số lượng bằng nhau. Nhiệm vụ của mỗi đội là kể tên các đồ dùng cá nhân. Đội nào kể được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. Đội thua sẽ bị phạt theo những yêu cầu đội thắng đưa ra.
- Một số đồ dùng cá nhân: khăn mặt, lược, bàn chải đánh răng, mũ, giày, dép,...
Đó là một đêm trăng thanh gió mát, khi lều trại đã sẵn sàng thì chúng em bắt đầu nhóm lửa để quây quần nói chuyện dưới ánh trăng. Cô giáo tổ chức một cuộc thi mới với chủ đề là kể một câu chuyện của mình liên quan đến vầng trăng. Ai nấy đều tham gia hết sức nhiệt tình, riêng với Tuấn, trái ngược với vẻ sôi động ngày thường, cậu chậm rãi hoàn thành bài thi của mình với giọng nói trầm buồn: “Em nhớ rất nhiều những câu chuyện về ánh trăng, nhưng ánh trăng hôm nay có lẽ sẽ là ánh trăng đáng nhớ nhất của em bởi nó đánh dấu sự chia tay giữa em và một người bạn nữa mà em yêu quý. Mong rằng sau này dù bạn có đi đâu thì mỗi khi nhìn thấy vầng trăng cũng đều nhớ đến những phút giây mà bạn bè chúng ta đã gắn bó bên nhau…”. Câu trả lời kết thúc, ai cũng hiểu trong câu chuyện đó Tuấn muốn gửi gắm điều gì và người cậu muốn nhắc đến là ai. Không gian chợt trở nên tĩnh lặng, chỉ còn tiếng dế kêu và vầng trăng vằng vặc sáng như đang muốn soi rọi mọi ý nghĩ của lòng người.
Rồi ca khúc “Vầng trăng yêu thương” được ngân lên từ giọng cô giáo đã phá vỡ không khí tĩnh lặng đó, với cô, chia tay nhau nhưng luôn nhớ về nhau nghĩa là chúng ta chẳng phải đã xa rời, như thế thì không có gì đáng buồn cả. Hiểu ý cô, tất cả chúng em đều nắm tay nhau nhìn lên bầu trời nơi có ánh trăng sáng tỏ và đồng thanh hát cùng cô khúc ca đó. Khi bài hát kết thúc cũng là lúc chúng em cùng hứa với nhau sẽ thực hiện theo đúng những gì mà Tuấn mong muốn: Nhìn thấy trăng là nhớ tới bạn bè. Đây cũng là lần đầu tiên mà em cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi từ người bạn gần nhà mà em từng cho là “kẻ đáng ghét”. Sự quý mến dành cho cậu ấy trào dâng trong lòng nhiều hơn bao giờ hết. Và em chắc chắn rằng, đêm trăng hôm nay chính là một đêm trăng tuyệt vời nhất, thú vị nhất mà em từng được trải qua.
Thời gian thấm thoát trôi đi, em đã quen với ngôi trường mới, cuộc sống mới, thế nhưng, mỗi khi nhìn ngước lên bầu trời và bắt gặp ánh trăng là em lại nhớ đến Tuấn cùng những người bạn đáng yêu có mặt trong đêm trăng đáng nhớ ấy. Nó nhắc cho em một điều rằng: Dù em có đi đâu thì kỷ niệm đẹp về những người bạn tuyệt vời cũng theo em tới đó, hệt như ánh trăng luôn dõi theo em mỗi ngày.
Em có rất nhiều đồ chơi đáng yêu và ngộ nghĩnh. Trong số đó, món đồ chơi mà em yêu thích hơn cả là chiếc ô tô mà bố mua tặng em vào tết thiếu nhi năm ngoái.
Chiếc ô tô của em được làm bằng nhựa. Nó to bằng bàn tay của bố. Chiếc áo màu xanh lá cây trông rất đẹp mắt và hợp với chiếc ô tô của em. Tuy là chiếc ô tô đồ chơi nhưng được làm trông rất giống một chiếc ô tô thật. Xe có bốn bánh xe bằng nhựa. Các cửa của xe làm bằng nhựa trong. Nhìn qua lớp cửa có thể thấy xe có bảy chỗ bên trong được bọc lớp giả da màu đen và nhẵn bóng.
Phía trước xe là hai chiếc đèn pha màu cam có thể chiếu sáng được. Chiếc xe yêu quý này được thiết kế vừa có thể chạy bằng pin lại vừa chạy bằng dây cót. Mỗi lần em lắp pin vào và bật công tắc lên là xe có thể chạy được. Hai đèn pha phía trước chiếu sáng nhìn rất thích thú. Mỗi khi hết pin thì em lại cho xe chạy bằng cách lên dây cót đằng sau nhưng tốc độ chạy của xe khi dùng dây cót chậm hơn một chút.
Em thường chơi chiếc ô tô này ngoài hiên nhà cùng bố và em trai. Mỗi lần xe sáng đèn và chạy nhanh là cậu em ba tuổi lại nhảy lên reo hò thích thú. Thỉnh thoảng em trai cũng tranh giành món đồ chơi này với em nhưng em luôn chủ động nhường nhịn em nhỏ.
Vốn tính tò mò, có lần em tháo tung chiếc ô tô ra xem nhưng lại không lắp vào như cũ được. Bố về nhà, em không dám kể vì sơ bố mắng. Nhưng thật bất ngờ là bố không hề mắng em mà ngược lại còn ân cần chỉ cho em cách lắp lại chiếc ô tô. Đó quả là môt kỷ niệm đáng nhớ.
Em rất yêu thích chiếc ô tô đồ chơi này. Nó không chỉ cho em những phút giây thư giãn sau giờ học căng thẳng mà còn cho em những ký ức tuổi thơ thật tuyệt vời. Em sẽ nâng niu chiếc ô tô đồ chơi để nó bền và đẹp hơn nữa.
Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.
Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính là sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha ta sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo – tiền.
Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.
Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta. Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.
Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng... Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.
Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.
Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.
a)
362 000 : 1 000 = 362
26 000 : 10 = 2 600
b)
Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … cho 10, 100, 1 000 ta chỉ việc bỏ bớt đi số chữ số 0 của số bị chia đúng bằng số chữ số 0 của số chia.