Hoàn thành thông tin về một số tổ chức khu vực và quốc tế theo bảng sau vào vở.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc
- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.
- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Tham khảo
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. | - Địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam. - Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh đồng thung lũng,... |
Đông Bắc | Tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc. | - Chủ yếu là đồi núi thấp. - Có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. - Có địa hình cac-xtơ. |
Trường Sơn Bắc | Phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. | - Là vùng núi thấp. - Hướng tây bắc - đông nam. - Gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây. |
Trường Sơn Nam | Phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ. | - Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.
- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…
- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.
Tham khảo!
Lĩnh vực | Thành tựu | Thách thức |
Kinh tế | - Xây dựng các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong và ngoài khối. - Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực. | - Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. - Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ. |
Xã hội | - Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. - Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện. | - Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị. |
Khai thác tài nguyên và môi trường | - Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về: quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học... | - Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí; - Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia. |
Một số thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
`- `Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên.
`-` Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.
`-` Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.
`-` Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
#Tham_khảo
Tham khảo!
Đặc điểm | Thuận lợi | Khó khăn |
Địa hình và đất đai | - Các sơn nguyên thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp. - Vùng núi cao, địa hình hiểm trở có tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, du lịch. - Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp và đồng cỏ. | - Địa hình có sự phân hóa thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gây thiệt hại về người và tài sản |
Khí hậu | - Khí hậu có sự phân hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc: đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển rừng… | - Một số nơi có khí hậu khô hạn, không thuận lợi cho việc cư trú. - Các thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản. |
Rừng | - Rừng có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như: cung cấp đơn giản, khai thác du lịch, bảo vệ môi trường. | - Diện tích rừng đang suy giảm do: khai thác gỗ, lấy đất làm nông nghiệp, khai thác khoáng sản. |
Biển | - Có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; du lịch và vận tải… | - Môi trường biển đang gặp một số vấn đề cần giải quyết như: thủy sản khai thác quá; mức ô nhiễm môi trường… |
Tham khảo
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên | Đặc điểm | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế |
Địa hình, đất đai | Địa hình bằng phẳng với đất phù sa do sông Hồng bồi đắp. | Phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng |
Khí hậu | Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh | Thuận lợi thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính. |
Thủy văn | Chế độ thủy văn hài hòa | Thuận lợi cho hoạt động sản xuất |
Khoáng sản | Khoáng sản: có nhiều loại có giá trị cao (đá xây dựng, sét, cao lanh,…) | Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản |
Biển | Có nhiều bãi biển đẹp Có các vũng vịnh, đầm lầy | Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Phát triển du lịch biển |
Vẽ biểu đồ:
-Nhận xét: Số lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm.
=> ngành du lịch đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.
- Nguyên nhân:
+ Nhờ chính sách mới của các nước trong khu vưc: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới; liên kết với các công ty lữ hành quốc tế,…
+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.
+ Du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực;
+ Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.
+ Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.
Lĩnh vực | Biểu hiện sự hợp tác | Mục đích |
Kinh tế | Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) | - Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. |
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) | - Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. | |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) | - Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA). | |
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) | - Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư. - Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN - Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản. | |
Văn hóa | Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) | - Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) | - Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước; - Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn. | |
Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) | - Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản. | |
- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN; - Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN... | - Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực. |
Tham khảo!
Tổ chức
Trụ sở chính
Năm thành lập
Số thành viên hiện tại
Nhiệm vụ
UN
Niu Ooc -
Hoa Kỳ
1945
193
- Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;
- Bảo vệ quyền con người;
- Cung cấp viện trợ nhân đạo;
- Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;
- Giữ vững luật quốc tế;
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
IMF
Oasinhtơn - Hoa Kỳ
1994
190
- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu;
- Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;
- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;
- Cung cấp các khoản cho vay;
- Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;
- Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
WTO
Geneve - Thuỵ Sỹ
1995
164
- Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại;
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;
- Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;
- Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;
- Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.
APEC
Xingapo
1989
21
- Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;
- Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên;
- Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;
- Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.