Cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dòng sông Hương là một điểm đến tuyệt vời để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tại Huế. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Hương là:
Khi đặt chân đến bờ sông Hương, em đã bị cuốn hút bởi sự thanh bình và yên tĩnh của nó. Dòng nước trong xanh và êm đềm chảy một cách nhẹ nhàng, tạo ra một không gian thư giãn và tĩnh lặng.
Cảnh quan xung quanh sông Hương là một hòa quyện tuyệt vời giữa núi non và đồng cỏ. Những ngọn núi xanh ngút ngàn bao quanh, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ. Những cánh đồng lúa màu mỡ trải dài ven sông, tạo ra một khung cảnh thôn quê đẹp mắt.
Cầu Trường Tiền và Cầu Tràng Tiền, hai cây cầu cổ kính bắc qua sông Hương, mang đến một vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và lãng mạn. Những cột cầu được trang trí tinh tế và chi tiết, tạo nên một không gian thơ mộng và cổ điển.
Sông Hương còn là nơi sinh sống của nhiều người dân địa phương. Những con thuyền nhỏ và những ngôi nhà ven sông tạo ra một không gian văn hóa độc đáo. Em đã có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với những người dân trên sông, và cảm nhận được sự ấm áp và hiếu khách của họ.
Tổng thể, dòng sông Hương mang đến một vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời và là một biểu tượng văn hóa và lịch sử của Huế. Em rất thích khám phá và tận hưởng vẻ đẹp của dòng sông này, và hy vọng có thể quay lại một ngày không xa để tiếp tục khám phá những điều mới mẻ tại đây.
Em tham khảo nhé !
Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người trên dòng sông trong bài Vượt Thác
1. Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác
– Trời thổi gió nồm và con thuyền bắt đầu rẽ sóng lướt tới, đến ngã ba thì bắt gặp một nương dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít -> cảnh đẹp cổ xưa có từ bao đời nay
– Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
– Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
-> Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị
2. Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
– Nước từ trên cao phóng xuống có thể làm đứt đuôi rắn -> sức chảy quá mãnh liệt những người trên thuyền phải kiên cường lắm mới có thể chống lại được
– Chỗ nước bị chặn thì văng bọt tứ tung con thuyền chỉ muốn lật hay quay đầu lại
-> Với những ngôn ngữ gợi hình gợi cảm tác giả đã đem đến trước mắt chúng ta một con thác vô cùng hùng dữ
3. Qua khỏi đoạn thác dữ
– Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
– Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng
4. Hình tượng nhân vật Dượng Hương thư
– Ngoại hình: giống như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của trường sơn
– Hành động: co người phóng sào, thả sào rút sào nhanh như cắt…
-> Đây là một người con của núi rừng, sinh ra là để vượt thác chinh phục thiên nhiên. Ngoại hình gân guốc khỏe mạnh và hành động thì nhanh gọn dứt khoát
III. Tổng kết
– Nhà văn Võ Quảng đã mang đến cho chúng ta một hành trình vượt thác chinh phục thiên nhiên của con người vô cùng nhanh nhẹn và uy vũ. Thiên nhiên hiện lên vừa hùng vĩ hung dữ lại vừa thơ mộng trữ tình.
bạn tự chọn lọc ý nhé
Tham khảo :
Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.
Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.
Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.
Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hoà, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây”
Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con, cho tất cả mọi người:
“Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.
tk:Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.