Lập bảng thống kê một số biểu hiện sự hợp tác của các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa theo mẫu sau vào vở ghi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mục tiêu chính của ASEAN:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.
- Thành tưu và thách thức:
Thành tựu:
+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.
+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.
+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..
+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..
Thách thức:
+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.
+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..
+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.
- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..
Đáp án C
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Đáp án D
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP theo theo các khu vực kinh tế của ba nước trên là biểu đồ tròn (< 4 đối tượng hoặc < 4 năm vẽ biểu đồ tròn)
=> Chọn đáp án C
Tham khảo :
Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN
Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".
Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.
Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:
- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học
- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
- Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế
- Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học
- Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đáp án B
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.
Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).
=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước
Tham khảo:
- Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế: Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... Một số biểu hiện cụ thể là:
+ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
+ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)
+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
- Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa: ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động.... Một số biểu hiện cụ thể là:
+ Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
+ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)
+ Chương trình Tàu Thanh Niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSESYP)
+ Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW)…
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét
- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng).
- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm liên tục từ 27,2% (năm 1990) xuống còn 10,0% (năm 2010), giảm 17,2%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,3% (năm 1990) lên 46,6% (năm 2010), tăng 5,3%, nhưng không ổn định, thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2005 tăng liên tục, từ năm 2005 đến năm 2010 giảm (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 31,5% (năm 1990) lên 43,4% (năm 2010), tăng 11,9%.
Lĩnh vực
Biểu hiện sự hợp tác
Mục đích
Kinh tế
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
- Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
- Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
- Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA).
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)
- Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư.
- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN
- Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản.
Văn hóa
Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
- Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên.
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)
- Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước;
- Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn.
Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP)
- Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản.
- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN;
- Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN...
- Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực.