viết đoạn văn 10-12 câu nói về bình minh trên biển
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời.Tham khảo!
Thiên nhiên vốn có nhiều cảnh đẹp, nhưng có lẽ hình ảnh mặt trời mọc trên biển Nha Trang để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên. Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi, vài tia nắng ló dạng đón chào ngày mới.
Mặt trời thức giấc sau một đêm dài, dần dần nhô lên. Ôi đẹp làm sao, mặt trời như “lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Giữa nên trời trong xanh, gió hiu hiu nhẹ, nước biển ửng hồng, hình ảnh mặt trời góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tráng lệ. Vài cánh chim trời chao qua, chao lại như một nét chấm phá cho bức tranh về vẻ nên thơ.
Thật hạnh phúc khi tận mắt chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc, từ đó em càng cảm thấy yêu mến thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Tham khảo:
Bình minh vừa rạng , phương đông ửng hồng .Từ phía xa xa , Ông Mặt Trời mặc bộ xiêm y hoàng bào lộng lẫy từ tư bước lên cao. Trên trời những đám mây màu vàng nhạt lững lờ trôi đi,bầu tời xanh xanh. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sí dạo lên những khúc kèn hoành tráng : "Ò ó o o",... từ xa vọng lại . Những chị gió thướt tha mang những luồng khí mát lạnh đến quê huơng tôi . Ngoài đồng , các bác nông dân đang gặt lúa Khung cảnh thật yên bình tuyệt đẹp trong buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi !.
Tham Khảo:
Buổi sớm bình minh trên vịnh Hạ Long quê tôi đẹp biết bao. Sớm mai thức dậy , tôi thấy mặt biển trong xanh, từng lớp, từng lớp con sóng nhỏ xô vào bãi cát trắng. Biển êm dịu, hiền hòa như khuôn mặt rạng rỡ của người mẹ nở nụ cười đón đàn con chài lưới cập bến trở về. Mặt trời đã dần dần nhô lên. Phía xa kia, mặt trời hửng đỏ nhưng lòng vàng quả trứng ,chiếu những tia nắng sơm ngọt ngào, lung linh trên mặt biển lấp lánh màu xanh da trời. Những con thuyền trở về với mẻ cá đầy ghe, những con thuyền ra khơi đánh cá sớm mai, như từng con thoi lao phăng phăng trên mặt biển. Tôi thấy mùi muối biển mặn mà tràn ngập con tim đầy hãnh diện, thấy con đường biển rộng lớn bao la, thấy cả buổi bình minh in dấu trong lòng mình.Ôi buổi bình minh trên vịnh Hạ Long quê tôi. Tôi yêu biết mấy!
từ láy: lấp lánh. lung linh, ngọt ngào.
Nhân hóa, so sánh: Biển êm dịu, hiền hòa như khuôn mặt rạng rỡ của người mẹ nở nụ cười đón đàn con chài lưới cập bến trở về.
Mk ko thấy đoạn trích nào cả!!
Bn tham khỏa nha!
Nguyễn Tuân thật sự tài tình khi miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô. Khung cảnh biển đảo Cô Tô được mở ra trước mặt với đầy màu sắc. Trời vừa rạng đông thì "Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây". Cảnh tượng thật trong trẻo, tinh khiết của bầu trời và vầng dương hiện lên "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết". Mặt trời lúc ấy dịu êm, không có chói lóe, không làm nhức mắt người xem. Chúng ta cảm thấy được vầng mặt trời hiền hòa phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả thật là cảnh đẹp trời ban và trên cảnh đẹp đó không thiếu đi hình ảnh con người, một con người lao động. Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như một bức tranh sơn mài tuyệt mĩ.
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Chừng 5 giờ sáng vào mùa hè, chính là lúc mặt trời bắt đầu mọc. Từ phía chân trời xa, từ dưới miền đen thăm thẳm, quả cầu đỏ tươi khổng lồ từ từ nhô lên. Chiếu ánh sáng hiền hòa, màu cam đến với mọi vật. Chú gà trống vội vàng tình giấc, chạy lên trên ụ rơm, dõng dạc cất tiếng gáy Ò… ó… o… Cả bầu trời lúc này, là một vùng biển màu hồng cam mơ màng, nó hắt lên con đường, hắt lên vòm cây những vệt sáng nhá nhem. Những cơn gió buổi sớm mai nhè nhẹ, mang theo những mát lạnh cuối còn sót lại sau đêm dai. Từ chiếc lá, nhành hoa khẽ ru mình theo lá, rũ bớt những giọt sương đang đọng lại trên mình. Âm thanh xào xạc của lá cây đánh thức mấy chú chim nhỏ dậy, ríu ran cả khu vườn. Dần dần, mặt trời lên cao hơn nữa, ánh sáng cũng dần nhạt đi, trả lại màu thiên thanh vốn có của bầu trời. Cảnh vật cũng dần rõ ràng hơn trong làn sương mỏng tanh buổi sáng. Trong mấy ngôi nhà, dần lục đục những âm thanh của người thức dậy buổi sáng. Một ngày mới lại bắt đầu.
HT
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Tham khảo
Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em đã có dịp đến thăm chùa Hương cùng với gia đình vào dịp Tết. Nơi đây khiến em cảm thấy vô cùng yêu mến, tự hào. Vẻ đẹp của chùa Hương nằm ở kiến trúc, khung cảnh thiên nhiên xung quanh chùa. Không chỉ vậy, chùa Hương có chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc. Khi đặt chân đến chùa Hương, con người sẽ cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn, cũng như buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống bộn bề ngoài kia. Có thể khẳng định rằng, chùa Hương chính là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
Tham Khảo
Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Hằng năm cứ đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chùa Hương. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong mọi điều tốt lành và để đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Chùa Hương thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng suối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trung điệp đẹp vô cùng!
Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Đứng tên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.
Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.
Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thứ gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà lòng bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.
Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng
Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".
Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăn rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.
Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
Bạn tham khảo
Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “ phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.
Biển là một khung cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Mỗi khoảng khắc trong ngày, biển lại khoác lên mình những chiếc áo xinh đẹp khác nhau. Nhưng em thích nhất, vẫn là biển lúc hoàng hôn.
Hoàng hôn bắt đầu khi mặt trời bắt đầu lùi về cuối núi. Những tia năng cuối của ngày tất cả chạy vội về nhà theo lời gọi của mặt trời. Cả vùng mây trời và mặt biển chuyển sang màu đỏ ối. Màu đỏ này không giống màu đỏ cam lúc bình minh đâu. Nó sẫm hơn và mang chút gì đó nặng nề hơn. Những cơn gió cũng thổi càng lúc càng mạnh. Hàng dừa cao cứ thế ngả nghiêng nghiêng ngả, tán lá vốn đã xác xơ nay lại càng xác xơ hơn nhiều.
Lúc này, nước biển chuyển sang màu xanh sẫm đến như là đen tuyền của màu đen. Những cơn sóng cũng chẳng thể nhìn sõ màu sắc. Chỉ đến khi chúng lao vào đến vỡ cát, vỡ tan thì em mới thấy. Nhưng sự hiện diện của chúng vẫn vô cùng mạnh mẽ qua âm thanh oàm oạp, rì rào ầm ĩ. Không khí mỗi lúc một lạnh lẽo hơn vì thiếu đi nắng ấm. Mặt cát bắt đầu ẩm ướt dần, không còn tơi mịn như lúc chiều vì sương dần buông.
Hoàng hôn tuy dài hơn bình minh nhưng cũng là phút chốc. Ngắm hoàng hôn trên biển, luôn mang lại cho em cảm giác bình yên đến lạ kì.
Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Bình minh trên biển là một cảnh tượng đẹp đến mê hồn. Mặt trời từ từ nhô lên, chiếu ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển, làm mặt nước lấp lánh như một tấm gương. Những con sóng nhấp nhô, vỗ nhẹ vào bờ, tạo ra một âm thanh du dương. Dưới ánh sáng mặt trời, những con thuyền trở nên nhỏ bé và xinh xắn. Không khí trong lành, mát mẻ, tràn ngập hương vị của biển cả. Bình minh trên biển là một thời khắc tuyệt vời để tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên và cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn.