Sưu tầm tư liệu về một trong những lãnh tụ của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)
- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.
- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.
- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.
- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.
Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô
- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:
+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.
+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.
+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.
+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo, đây là vùng đất phía trên đèo An Khê, ngày nay phân bố đều cả 4 địa phương: An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro và Kbang. Trong đó, An Khê Trường (thị xã An Khê ngày nay) là một trong 17 di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo. An Khê Trường là “Trường giao dịch”, nơi giao tiếp của 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Đây là nơi được chọn làm căn cứ địa buổi đầu của phong trào nông dân Tây Sơn (1771-1773) trong việc tập hợp lực lượng khởi nghĩa của 3 anh em nhà Tây Sơn trước khi tiến quân xuống đồng bằng vào năm 1773.
Theo anh Trần Đình Luân, cán bộ Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo, An Khê Trường được xây dựng trên một gò đất khá rộng và bằng phẳng, đây là vị trí quan trọng, nơi người Kinh tiếp xúc với người Ba Na để giao thương buôn bán hàng hóa. Trong quá trình này, 3 anh hùng áo vải nhà Tây Sơn đã vận động người dân tham gia nghĩa quân để tập hợp lực lượng khởi nghĩa, trở thành căn cứ xây dựng lực lượng, huấn luyện, tích trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa phong trào Tây Sơn.
Cổng vào di tích lịch sử - văn hóa An Khê Trường là 2 hàng trụ đá lớn màu xám được đẽo nguyên khối và trang trí thêm những biểu tượng của cồng chiêng Ba Na gợi vẻ trang nghiêm và đậm chất văn hóa Tây Nguyên. 2 cánh cổng vào được đắp phù điêu đắp nổi diễn tả cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Phù điêu tuy không lớn nhưng được làm rất tinh tế, lột tả cảnh người cưỡi voi rất sinh động, cảnh thồ hàng ra trận, cảnh những ngôi nhà rông, dòng suối, đồi núi… Hình ảnh người Ba Na được khắc họa tinh tế, thể hiện được ngoại hình cũng như tính cách đặc trưng của họ. Ngoài ra, vẻ mặt họ còn toát lên niềm vui, sự tin tưởng vào thủ lĩnh Nguyễn Huệ, lòng trung trinh cũng như sự quyết tâm đồng lòng để giành chiến thắng. Bức phù điêu ngắn nhưng khách có thể ngắm và suy tư mãi về ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại cũng như khâm phục sự tài hoa của người nghệ sĩ điêu khắc.
(Sưu tầm: Chứng tích lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn - bienphong.com.vn/)
Tham khảo
Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước phương Tây vào Đông Nam Á
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.
+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm 1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát được nước này.
+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai trị khác nhau.
=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo.
- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các nước Đông Nam Á hải đảo:
+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).
+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.
- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.
Tham khảo: Tư liệu về vua Ra-ma V
- Chu-la-long-con (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1/10/1868, ông lên nối ngôi cha.
- Trong những năm 1868 - 1872, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xingapo, Ấn Độ, Giava để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.
- Chu-la-long-con là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Thực hiện nhiệm vụ 1:
- Tư liệu về Ô-li-vơ Crôm-oen (lãnh đạo cách mạng tư sản Anh)
+ Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới, có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm quyền độc tài quân sự trong những năm 1653 - 1658.
+ Năm 1640, Ô. Crôm-oen được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc hội, ông đã hăng hái chống lại nhà Vua và Giáo hội Anh. Khi cách mạng Anh nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân kiểu mới, làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của Ô. Crôm-oen, quân đội Quốc hội đã đánh bại quân đội của nhà vua.
+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hoà được thiết lập. Chính phủ Cộng hoà đã phái Crôm-oen mang quân đội sang chinh phục và đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai-len.
+ Năm 1650, Crôm-oen dẫn quân đội lên Xcốt-len và mau chóng thu được thắng lợi. Hai năm sau, Crôm-oen lại tiến hành chiến tranh với Hà Lan, buộc nước này phải chấp nhận Luật Hàng hải của Anh. Khi trong nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng lớp dưới không thoả mãn với những chính sách của Chính phủ Cộng hoà, bọn sĩ quan cao cấp và bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crôm-oen thực hiện chế độ độc tài quân sự.
+ Năm 1653, Hội đồng Sĩ quan bầu Crôm-oen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời làm bảo hộ công. Lúc đầu, Crôm-oen còn chia sẻ quyền lợi với Hội đồng Quốc gia, nhưng từ năm 1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, thậm chí không triệu tập cả Quốc hội. Chính vì vậy, lịch sử nước Anh gọi thời kì do ông nắm quyền là Chế độ độc tài quân sự Crôm-oen.
+ Ngày 3/9/1658, Ô. Crôm-oen qua đời, chế độ Bảo hộ công cũng nhanh chóng sụp đổ.
- Tư liệu về Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (lãnh đạo chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ)
+ G. Oa-sinh-tơn (1732 - 1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Ông có thân hình cao lớn, khuôn mặt dài với đôi gò má cao, mũi thẳng, cặp mắt xanh xám ẩn dưới hàng lông mày rậm và mái tóc nâu sẫm. Oa-sinh-tơn là người vô cùng trầm lặng, về cơ bản ông là người tốt bụng nhưng nóng nảy.
+ Năm 16 tuổi, ông đã trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu Thiếu tá quân đội. Trước khi diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống lại các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Anh.
+ Ngay từ đầu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội đã bầu Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15/6/1775). Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm, tài chỉ huy quân sự của mình. Với ông, “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi tự do ấy được thiết lập vững vàng”. Quốc hội đã nhiều lần trao cho ông những quyền hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và là người có vai trò thúc đẩy cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi. Vào cuối cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm mưu tổ chức xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho Oa-sinh-tơn. Ông đã từ chối lời đề nghị đó. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và đánh giáp lá cà, nên bị thất bại nhanh chóng.
+ Tháng 10/1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của G. Oa-sinh-tơn đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Tiếp đó, nghĩa quân giành thắng lợi ở nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai năm 1783.
+ Với Hiệp ước Véc-xai năm 1783, cuộc Chiến tranh giành độc lập kết thúc, các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được giải phóng và thực dân Anh phải công nhận nền độc lập ở nơi này. Năm 1787, Hiến pháp của Mĩ được soạn thảo dưới sự chủ trì của G. Oa-sinh-tơn. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó, tên của ông đã được đặt cho thủ đô của nước Mĩ - Thủ đô Oa-sinh-tơn.
- Tư liệu về M. Rô-be-spi-e (lãnh đạo tiêu biểu trong cách mạng tư sản Pháp)
+ M. Rô-be-spie, nhà cách mạng tư sản cánh tả trong thời kì Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh - phái đã đưa cuộc cách mạng lên đỉnh cao nhất.
+ M. Rô-be-spie sinh năm 1758 ở An-rát, trong một gia đình luật sư. Trước năm 1789, ông từng làm luật sư ở An-rát và nổi tiếng ở quê hương qua những vụ kiện chính trị, những tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Rô-be-spie chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng triết học của Rut-xô.
+ Năm 1789, đẳng cấp thứ ba ở An-rát đã cử Rô-be-spie làm đại biểu tham gia Hội nghị ba đẳng cấp và ông được bầu vào Quốc hội. Ông đứng đầu cánh tả, còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lu-i XVI ra xét xử.
+ Ban đầu, những bài phát biểu của ông ở Quốc hội lập hiến không có kết quả gì. Người ta không chú ý đến ông và không nghe những gì ông nói. Họ buồn cười vì điệu bộ có vẻ khoa trương mà giọng nói lại nhỏ nhẹ của ông. Song, chẳng có gì khiến Rô-be-spie sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu được phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội lập hiến, kiên quyết, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị. Những đề nghị của Rô-be-spie bao giờ cũng bị đại đa số dại biểu trong Quốc hội lập hiển bác bỏ. Nhưng có điều lạ là những lời phát biểu của ông tuy không có kết quả gì, nhưng lại buộc những người nghe dần dần thay đổi thái độ của mình. Khi Rô-be-spie bước lên diễn đàn, không còn có sự thờ ơ, không có tiếng cười mà chỉ có sự im lặng thù địch, cảnh giác bao trùm cả phòng họp. Điều này chứng tỏ người ta phải chú ý lắng nghe giọng nói của ông.
+ Trong những năm 1790 - 1791, ông trở thành nhà hoạt động chính trị chung của cả nước. Năm 1793, là lãnh tụ xuất sắc của phái Giacôbanh. Mỗi khi ông xuất hiện ở các cuộc họp của phái Giacôbanh, thì người ta vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp.
+ Cuộc khởi nghĩa ngày 31/5/1793 do nhân dân Pa-ri tiến hành, đưa phái Giacôbanh - đứng đầu là Rô-be-spie lên nắm chính quyền. Quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới. Nhưng rồi trong nội bộ của phái Giacôbanh có sự phân hoá: một bộ phận giàu có muốn dừng cuộc cách mạng lại, còn đa số những người nghèo khổ muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Mặt khác, những chính sách của phái Giacôbanh không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng nghèo khổ, cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa.
+ Ngày 9 tháng Téc-mi-do (tháng nóng), năm thứ II của nền Cộng hoà (27/7/1794), bọn phản động và thoái hoá trong Quốc hội đã tấn công và bắt giam Rô-be-spie. Sáng ngày 10 tháng Téc-mi-do (28/7), Rô-be-spie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.
Tham khảo: Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, chính sự sáng tạo này đã làm nên giá trị của kiệt tác Truyện Kiều.
1. Tóm tắt tác phẩm
Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp chàng Kim Trọng "phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thuý Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đoạ. Thuý Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà - kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Thuý Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng "đội trời đạp đất". Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Phần thứ ba: Đoàn tụ
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thuý Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Tham khảo
Tham khảo: Tư liệu về Lũy Thầy
- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.
- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.
- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…
- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…
(*) Tư liệu về sông Gianh
- Cùng với đèo Ngang, sông Gianh là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Sông dài khoảng 160 km, bắt nguồn từ vùng ven núi Cô Pi thuộc dãy Trường Sơn.
- Sông Gianh chảy qua các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch và đổ ra biển Đông ở cửa Giang.
- Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (năm 1570 - 1786). Chiến trường chính của giai đoạn này là miền Bố Chính (Quảng Bình).
#Tham_khảo
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.
- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).
Tham khảo:
- Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ. Khi Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt (đầu thế kỉ XVI), các giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Kết quả là hình thành nên một loại chữ tiện lợi, khoa học, dễ sử dụng, sau trở thành chữ Quốc ngữ.
- Một trong những người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp, A-lếch-xăng Đơ-Rốt (Alexandre de Rhodes). Năm 1651, cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh của ông đã được xuất bản tại Rô-ma (Italia).
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.
+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).
Tham khảo: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)
+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.
+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).