K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

 

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

15 tháng 8 2023

tham khảo

* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển

- Thuận lợi:

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ví dụ: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (năm 2003); Thỏa thuận hợp tác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a (năm 1992);…

+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.

+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

- Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.

14 tháng 8 2023
15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

15 tháng 8 2023

Tham khảo

a. Thuận lợi:

- Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

 

+ Luật biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, đóng góp hiệu quả hơn cho hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

- Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các nước Đông Nam Á khá ổn định, trong nhiều năm qua các nước đã cùng nhau xây dựng nền hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.

b. Khó khăn:

- Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông;

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp;...

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.

+ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...

+ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...

+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

- Khó khăn: tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông.

27 tháng 1 2018

1. Khái quát chung

- Bao gồm các tỉnh: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

-Diện tích: 54475 k m 2 .

2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Vị trí địa lí

-Phía đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, giao lưu khá dễ dàng bằng đường bộ (đường 24, 19, 25, 26, 27, 28). Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

-Phía nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển nhât nước la, giao lưu khá dễ dàng bằng các tuyến đương 14, 20. Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của các lính phía nam Tây Nguyên.

-Phía tây giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia

-Vì thế, Tây nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế

*Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) có bề mặt tương đối bằng phẳng và rộng lớn

-Đất đai

+Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn (trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm, cây thực phẩm,...).

+Ngoài ra còn có đất feralit trên các loại đá khác, đất xám trên phù sa cổ (Gia Lai, Đắk Lắk), đất phù sa ven các sông, các loại đất khác và núi đá, thích lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp,...

-Khí hậu: cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.

-Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

-Rừng: Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Diện tích: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước). Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sen), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

-Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có đá axít, asen.

-Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú

+Có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Biđoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thọai, Pleiku,..

+Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

*Điều kiện kinh tế- xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số năm 2002: hơn 4,4 triệu người

+Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân lộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+Có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+Bước đầu đã thu hút được vốn đầu tư nươc ngoài

-Đường lối chính sách phù hợp vơi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chò,...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

-Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước, cháy rừng nghiêm trọng; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xơi mòn đất nếu lơp thực vật bị phá họai.

-Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

-Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ ngươi chưa biết đọc, biết viết còn cao

-Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

-Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp

7 tháng 11 2023

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí địa lí:

 

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quy mô dân số: là một trong sáu quốc gia đông dân nhất châu Phi. Năm 2020, dân số Cộng hòa Nam Phi đạt 59.3 triệu người.

- Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số: còn khá cao nhưng đang có xu hướng giảm, từ 1,6% năm 2010 xuống còn 1,2% năm 2020.

- Thành phần dân cư, chủng tộc:

+ Là một trong những quốc gia có Thành phần dân cư, chủng tộc đa dạng, phức tạp nhất thế giới;

+ Cư dân chủ yếu là người gốc Phi (chiếm 80,9%), ngoài ra còn có người gốc Âu, người nhập cư gốc Á và người lai giữa các chủng tộc.

- Cơ cấu dân số:

+ Số dân nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, tỉ lệ nữ chiếm 50,7% tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có xu hướng tăng lên.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số thấp (49 người/km2, năm 2020).

+ Dân cư phân bố rất không đều: tập trung tại vùng đông bắc, các vùng duyên hải phía đông và phía nam; vùng hoang mạc và bán hoang mạc trong nội địa dân cư thưa thớt.

- Vấn đề độ thị hóa:

+ Tỉ lệ dân thành thị khá cao. Năm 2020, 67,4% dân cư sống ở các đô thị.

+ Tốc độ đô thị hoá của Cộng hòa Nam Phi vào loại nhanh nhất thế giới. Nhiều đô thị hình thành từ việc thu hút lao động đến làm việc ở các khu mỏ.

+ Có nhiều đô thị đông dân và hiện đại như: Kếp-tao, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbua,…

 
10 tháng 2 2022

tham khảo

+Thuận lợi : 

-Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.

- cảnh quan có sự khác biệt giữa các vùng miền 

- Thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình giao thông , hợp tác các quốc gia trong và ngoài khu vực

- là ngã tư hàng hải và hàng không thế giới 

+ khó khắn ;

- luôn phải phòng chống thiên tai lũ lụt ,........

-bảo vệ lãnh thổi mọi vùng trước nguy cơ bị xâm chiếm ( do đường biên giới dài ) 

10 tháng 2 2022

  nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 Refer

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải