K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

1. Hoàn thành
2. Chưa hoàn thành
3. Hoàn thành
4. Hoàn thành

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Tình huống 1:

Hương: Sao cậu đến trễ thế?

Nga: Xin lỗi Hương, tớ đã đi sớm nhưng gặp phải một chút sự cố trên đường.

Hương: Có chuyện gì vậy?

Nga: Xe tớ bị hỏng, tớ phải đưa xe đi sửa khá lâu. Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ. Giờ cũng muộn rồi, tớ nghĩ tớ phải về thôi.

Hương: Không sao mà, chúng ta có thể đi mua sách lần sau.

Nga: Cảm ơn cậu đã thông cảm nhé.

Hương: Không sao mà, lần sau có thời gian thì mình đi cũng được.

Tình huống 2:

Phương cần tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này. Ngoài ra Phương cần giữ thái độ bình tĩnh và giải thích rằng mình đã cố gắng hết sức.

Tình huống 3:

Hùng nên nói chuyện với mẹ một cách dịu dàng và lịch sự rằng anh không thích khi ai đó vào phòng của mình mà không hỏi ý kiến trước. Sau đó hỏi mẹ tại sao lại đang xem cuốn nhật kí của mình, và giải thích tầm quan trọng của nó với bản thân. Tiếp đến, thảo luận cùng mẹ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, có thể là đồng ý trước với nhau về việc thông báo trước khi vào phòng của nhau hoặc thảo luận về quyền riêng tư của mỗi người. Bằng cách này, Hùng sẽ giữ được bình tĩnh và có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý và văn minh.

Tình huống 4: 

Khang có thể yêu cầu thầy giáo giải thích về lỗi mà anh ta bị khiển trách trước lớp. Trong quá trình giải thích, Khang cần lắng nghe và giữ sự tôn trọng với thầy giáo, không cãi vã hoặc chỉ trích. Nếu việc giải thích của thầy giáo không giúp Khang hiểu rõ về tình huống, Khang có thể yêu cầu nói chuyện riêng với thầy giáo để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nói chuyện, Khang nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, cùng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

16 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

- Điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng cách: hít thở thật sâu, xử lí với thật bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác,..

- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.

...

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

Có một số cách để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, bao gồm: Tránh phản ứng ngay lập tức Sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể tích cực, như cười và thở dài, có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực.

27 tháng 8 2023

Tham khảo

Cảm xúcTình huống làm nảy sinh cảm xúcCách ứng xử hợp lí
Vui vẻEm được thầy cô ghi nhận những tiến bộ trong học tậpThể hiện sự vui vẻ,Tự hào về bản thân,Nói lời cảm ơn
Tức giậnTrong giờ ra chơi, cả nhóm bạn trêu em và cười ầm lênGiữ bình tĩnh,Nói rõ rằng mình không thích,Đi ra chỗ khác
Bất ngờĐi học về em thấy cả nhà tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ cho emThể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc,Nói lời cảm ơn
Buồn bãEm nhận được bài kiểm tra điểm thấpGiữ bình tĩnh,Tự nhủ phải cố gắng hơn
16 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)

- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...

15 tháng 8 2023

Tham khảo
- Nhận diện đúng cảm xúc của mình trong tình huống giao tiếp và xác định cách ứng xử hợp lý
-  Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin
- Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cảm xúc và hành vi của họ
- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng lời nói, hành động đúng mực.
- Cố gắng tìm ra điều tích cực trong tình huống giao tiếp Cẩn trọng với lời nói và hành động khi nóng giận
- Dừng cuộc trò chuyện và chuyển sang hoạt động khác giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân.
- Thường xuyên xem xét những tác động mà cảm xúc của mình mang lại để tự điều chỉnh.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Cô giáo giao cho lớp xử lí một tình huống và làm việc theo nhóm. Chúng em có quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề. Mỗi lần thảo luận, chúng em đều có một góc nhìn và ý kiến riêng, và chúng em thường có những cuộc tranh luận nảy lửa. Ban đầu, em rất căng thẳng vì em thấy mình đang bị bạn chèn ép và cố tình không đồng ý với em. Tuy nhiên, sau đó em nhận ra rằng em cũng đang bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với bạn mình.

Để quản lý cảm xúc của mình, em đã thực hiện một số hành động như sau:

- Em đảm bảo rằng em nghe kỹ ý kiến của bạn và không gián đoạn hoặc phá đám khi họ đang nói.

- Em đã biểu hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của bạn bằng cách gật đầu và đưa ra lời khuyên khi cần thiết.

- Em đã tìm kiếm điểm chung giữa quan điểm của em và của bạn để chúng em có thể tiếp cận vấn đề một cách chung nhất.

- Cuối cùng, em đã đề xuất một giải pháp mới dựa trên quan điểm của cả hai bên.

TH1: Em sẽ chia sẻ niềm vui này đến với bạn của em với một thái độ vừa đủ, không quá khích. Từ đó thì sẽ truyền được một năng lượng tích cực cho bạn để giúp bạn vượt qua được nỗi buồn này.

TH2: Em sẽ tìm cách đính chính lại những thông tin như vậy bởi vì nó rất ảnh hưởng xấu đến em

TH3: Em sẽ tìm cách nói cho giáo viên hiểu rằng, em đang bị oan ức

16 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

- Em đã thực hiện và tuân thủ kỉ luật và quy đinh của nhà trường và cộng đồng đề ra như thế nào, đã hoàn thành tốt chưa? (Đạt / Chưa đạt)

- Em đã thực hiện những gì để xử lí những tình huống giao tiếp hằng ngày? (VD: bình tĩnh hoà giải,..)

- Em đã làm những gì để thay đổi bản thân trở nên tốt hơn? (VD: học hỏi những điều mình chưa biết, thay đổi thói quen một cách hợp lí..)

- Em đã làm những gì để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện? (VD: em khuyên bạn,..)

- Ghi chép lại cho và chia sẻ với thầy cô và các bạn. (Tự ghi chép)