K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2023

Lập kế hoạch hoạt động cho CLB Sách của lớp 6 không chỉ giúp bạn tổ chức công việc một cách có hệ thống, mà còn giúp các thành viên trong CLB tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí liên quan đến sách. Dưới đây là một bản soạn văn ngắn gọn để giúp bạn bắt đầu: Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi hoạt động của CLB Sách Mục tiêu: Tạo ra một môi trường học tập và trao đổi về sách, khuyến khích tình yêu đọc sách và phát triển kỹ năng đọc, viết cho các thành viên trong CLB. Phạm vi hoạt động: Tổ chức các buổi họp, thảo luận, trao đổi sách, tổ chức các hoạt động đọc sách, viết báo cáo, thi viết văn, và tham gia vào các hoạt động quảng bá sách. Bước 2: Xác định các hoạt động cụ thể Tổ chức buổi họp: Hằng tuần hoặc hằng tháng, tùy thuộc vào lịch trình của lớp. Buổi họp sẽ là nơi các thành viên cùng nhau thảo luận về sách đã đọc, chia sẻ cảm nhận và gợi ý sách hay để mọi người có thêm nguồn cảm hứng. Tổ chức buổi đọc sách: Lập kế hoạch để các thành viên trong CLB đọc sách cùng nhau. Có thể chọn sách cụ thể hoặc để mỗi người tự chọn một quyển sách mà họ quan tâm. Sau đó, mọi người có thể trao đổi về nội dung sách và chia sẻ những điểm mạnh và điểm yếu của tác phẩm. Tổ chức hoạt động viết văn: Sắp xếp các buổi viết văn nhỏ để các thành viên trong CLB có thể thực hành viết và chia sẻ những bài viết của mình. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết và khuyến khích sáng tạo văn hóa trong CLB. Tham gia vào các hoạt động quảng bá sách: Tổ chức buổi triển lãm sách trong trường, tham gia vào các cuộc thi viết văn, hoặc tổ chức buổi tọa đàm với các tác giả, nhà văn, hoặc nhà xuất bản sách. Bước 3: Lập lịch trình hoạt động Xác định ngày và giờ tổ chức các hoạt động. Hãy chắc chắn rằng lịch trình phù hợp với lịch học và hoạt động khác của lớp. Gửi thông báo cho tất cả các thành viên trong CLB về lịch trình hoạt động và nhắc nhở về sự tham gia. Bước 4: Đánh giá và cải thiện Sau mỗi hoạt động, tiến hành đánh giá để xem hoạt động đã diễn ra như mong đợi hay chưa và nhận phản hồi từ các thành viên trong CLB. Dựa trên phản hồi và kinh nghiệm, điều chỉnh và cải thiện kế hoạch hoạt động của CLB Sách.

20 tháng 10 2021

giúp mình với mai kt rồi

 

20 tháng 10 2021

huhu

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Đối tượng tham gia

- Chủ nhiệm: 

- Ban cố vấn:             

- Các thành viên: học sinh khối 3 - 4 - 5 của trường TH Sơn Hòa.

 (Danh sách thành viên tham gia CLB được đính kèm).

2. Nội dung

- Ban chủ nhiệm có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức các hoạt động của CLB cũng như duy trì và phát triền CLB Tin học của Trường TH Sơn Hòa.

- Khi tham gia CLB ngoài nội dung về trao đổi và học hỏi kinh nghiệm học Tin học các em sẽ được tìm hiểu thêm những nội dung sau:

+ Hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm học tập hiệu quả.

+ Nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản Word, PowerPoint

+ Học vẽ tranh bằng các phần mềm Paint trong Windows 7.

+ Được tìm hiểu thêm về lợi ích và tính năng của mạng Internet.

+ Phát triển vốn Anh văn chuyên ngành Tin học.

3. Quyền lợi của thành viên CLB

Khi tham gia CLB các em sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

- Được giao lưu, học tập, trao đổi những kiến thức Tin học.

- Được nói lên mong muốn của mình đối với bộ môn Tin học cũng như được học hỏi thêm nhiều kiến thức kỹ năng bổ ích.

- Các em được truy cập để tìm tài liệu học tập trên mạng Internet cũng như được tạo điều kiện học tập trong thư viện của nhà trường.

- Được tham gia vào CLB Tin học để trao đổi học hỏi những kinh nghiệm học tập của các anh chị lớp lớn hơn và giáo viên phụ trách câu lạc bộ. Từ đó giúp cho CLB thêm sôi nổi và các em sẽ học tập tốt hơn.

- Được tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng, phát triển Câu lạc bộ.

4. Nhiệm vụ của thành viên CLB

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của CLB đề ra.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

- Tên hoạt động: Vẽ báo tường chào mừng ngày nhà Giáo Việt Nam 20-11.

Nội dung công việc

Người thực hiện

Lên ý tưởng cho bài báo tường

Tất cả mọi thành viên góp ý.

Mua giấy+ đồ dùng để vẽ

Bạn Thùy, Quyên

Vẽ đầu báo

Bạn Hữu Anh

Trang trí xung quanh bài báo

Bạn Nhung

Sưu tầm nội dung bài báo

Bạn Hà

- Thời gian hoàn thành: Trước ngày 15-11 để nộp cho đoàn trường

20 tháng 11 2016

Bạn soạn giùm mình A,B đi

 

8 tháng 8 2019

- Tên hoạt động → ví dụ: úng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.

- Nội dung, biện pháp hoạt động: quyên góp áo quần, sách vở, tiền...

+ Hoạt động trong nhà trường;

+ Thời gian quyên góp: 5 ngày.

- Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả học sinh các lớp tham gia.

- Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ).

27 tháng 3 2018

Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Câu 1: Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2:

  a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

  b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

Câu 3:

  Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

  - Người vùng Bắc:

    Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.

  - Người U-crai-na:

     Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.

   → Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.

 - Người xứ Gru-di-a:

     Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị

  - Người ở thành Le-nin-grat:

     Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường

   → Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.

  - Người Mat-cơ-va:

     Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

   => Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

  Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

  Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:

   - Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.

   - Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.

   - Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.

   - Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.

27 tháng 3 2018

k cho mk đi, mk trả lời đầu tiên đó !

4 tháng 5 2019

hông có bít làm mk học lớp 3 

4 tháng 5 2019

1. Căn cứ:... Theo yêu cầu của BT...
2. Thành phần: 10 người, gồm:...
a, Trưởng nhóm:....
b, Thành viên:
3. Nội dung:
a: Giúp đỡ các bạn ở lớp A, B..
b: Động viên (phân công cụ thể), góp kế hoạch nhỏ mua dụng cụ học tập, đến nhà giúp đỡ bạn..
c: Báo cáo thành tích và nhân rộng điển hình.
4. Thời gian, địa điểm thực hiện:

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau ở cực nam của tổ quốc

- Trình tự miêu tả của tác phẩm đi từ việc miêu tả chung, khái quát cảnh sông nước Cà Mau đến việc miêu tả chi tiết cảnh kênh rạch, sông ngòi tới cảnh chợ Năm Căn.

- Bố cục:

    + Đoạn 1 (từ đầu … lặng lẽ một màu xanh đơn điệu): Cảm nhận chung về cảnh thiên nhiên, đất trời Cà Mau

    + Đoạn 2 (tiếp theo … khói sóng ban mai): Đặc điểm về kênh rạch ở Cà Mau

    + Đoạn 3 (còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn

- Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” quan sát mọi người từ vị trí người ngồi trên thuyền vì vậy mọi cảnh vật hiện ra chân thật, sinh động

- Vị trí quan sát của người trên thuyền là vị trí thuận lợi vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc.

 Đoạn 1 (Từ đầu ... màu xanh đơn điệu ) : Cảm tưởng chung về thiên nhiên.

   - Đoạn 2 (tiếp ... khói sóng ban mai) : Miêu tả kênh, rạch, con sông Năm Căn.

   - Đoạn 3 (còn lại) : Vẻ đẹp chợ Năm Căn.

   Người miêu tả quan sát là nhân vật “tôi” - ngồi trên thuyền, một vị trí quan sát rất thuận lợi, bao quát được toàn bộ khung cảnh.