* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam:
Ý nghĩa của việc lí giải kết quả khảo sát hoặc thực nghiệm là gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cần trình bày phương pháp nghiên cứu để người đọc hiểu rõ kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các phương pháp nào, có phù hợp hay không. Mỗi nghiên cứu có thể chỉ có kết quả tin cậy trong một phạm vi nhất định, một thời điểm nhất định, do vậy, cần nêu rõ phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm.
- Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng công tác bảo tồn chim các khu bảo tồn như thế nào?
+ Có giải pháp nào để quản lí đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung?
- Kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu vì kết quả khảo sát đã giải đáp những câu hỏi nghiên cứu bằng những dẫn chứng, số liệu cụ thể, đồng thời từ đó cũng đã đề xuất được một số giải pháp để khắc phục việc quản lí đa dạng chim nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.
Văn bản gồm 4 phần:
- Phần 1: Tóm tắt
+ Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam.
+ Tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
- Phần 2: 1. Mở đầu:
+ Nêu vấn đề nghiên cứu, lí do thực hiện nghiên cứu và nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 3: 2. Nội dung nghiên cứu:
+ Nêu cơ sở lí luận.
+ Trình bày kết quả khảo sát. Lí giải, phân tích ý nghĩa các dữ liệu.
+ Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
- Phần 4: 3. Kết luận và khuyến nghị:
+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu
+ Trình bày danh mục tài liệu tham khảo.
- Những lưu ý về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên:
+ Cần xác định được vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp và câu hỏi nghiên cứu.
+ Các kết quả nghiên cứu cần trình bày đầy đủ, ngắn gọn, thuyết phục người đọc.
+ Ngôn ngữ chính xác, khách quan. Các tài liệu tham khảo cần ghi nguồn dẫn đầy đủ.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, ở đó là nơi sinh sống của loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loại lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, gọi là đa dạng sinh học, nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò Xo).
Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được.
Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý.
Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.
Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng.
Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới.
Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.
Mỗi nghiên cứu dù là khảo sát hay thực nghiệm đều nhằm tìm hiểu, chứng minh, phân tích, lí giải một vấn đề nào đó của tự nhiên, xã hội, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Điều này làm nên ý nghĩa, tác dụng của nghiên cứu đối với cuộc sống của loài người và của vạn vật.