K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hiện nay trên thế giới , động đất đựơc xem là một hiện tượng thiên nhiên nhiên nguy hiểm luôn đe dọa sự sống của con người. Nhất là những vùng có tâm chấn động đất thường xảy ra trên thế giới . Động đất là gì?        Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các...
Đọc tiếp

Hiện nay trên thế giới , động đất đựơc xem là một hiện tượng thiên nhiên nhiên nguy hiểm luôn đe dọa sự sống của con người. Nhất là những vùng có tâm chấn động đất thường xảy ra trên thế giới .

 

Động đất là gì?

  

     Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Nguyên nhân nội sinh

    Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới).

   Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm – chiếm khoảng 7%).

    Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất.

 

Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất.

      Nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Mức độ nguy hiểm của động đất

     Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.

Độ lớn của động đất

      Độ lớn của động đất M hay còn gọi là độ Richter. Hình dung về độ richter như sau:

 

Từ 1 - 2: Không nhận biết được.

Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ.

Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

Những trận động đất có M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Tác hại của động đất

     Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng.

    Động đất cũng thường gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí.

    Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu...

 

   Trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất lớn, gây thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản. Nhật Bản là một trong những quốc gia thường xuyên xảy ra động đất với các mức độ lớn nhỏ, khác nhau.

 

 

1.xác định thể loại:

2. Mục đích của văn bản:

3.Chỉ ra cấu trúc VB và nêu nội dung từng phần trong cấu trúc :

-sapo :

 -Mở đầu:

-Phần nội dung.

-Phần kết thúc:

4. Xác định cách trình bày TT của đoạn văn sau và cho biết cơ sở nhận biết của cách trình bày đó : “ Động đất là một nguyên nhân gây ra sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn đẩy khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng mấy trăm km2 khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền. Đôi khi động đất còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ lâu. Do lòng đất bị nứt ra tạo cơ hội cho nhũng dòng magma phun trào. Những hiện tượng này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường.Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên.”

-cách trình bày :

  Trình bày theo mức độ quan trọng:

 

5. Chỉ ra cách sử dụng từ ngữ/ngôn ngữ trong văn bản:

-dùng từ ngữ

-Dùng các

6. Chỉ ra PTPNN và hiệu quả/tác dụng có trong VB:

- Chỉ ra:

-Hiệu quả:

 7.Xác định các TT cơ bản có trong VB

8. Ở nước có động đất không? ở vùng nào? Thường xảy ra với bao nhiêu M

9. xác định kiểu đoạn văn và dấu hiệu nhận biết về kiểu ĐV mà em đã xác định của phần trích sau  ( ĐV ở câu hỏi 4)

-kiểu Đv :

- vì :

0
17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và phân loại

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

19 tháng 2 2023

- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm theo sấm, sét

- Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng, hạn hán.

18 tháng 12 2018

1.Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

2.Những biểu hiện của động đất mình chịu

3. Nguyên nhân

Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái Đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. 

Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. 

Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý và các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

4.tác hại:

Rung lắc, vỡ bề mặt

Sạt lở đất, lở tuyết

Hỏa hoạn

Sóng thần

5.Biện pháp

(1) Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất

(2) Dự trữ nước và thực phẩm

(3) Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa

(4) Thảo luận với gia đình bạn về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa

6. Địa điểm:

 Arica, Peru, (nay thuộc Chile), phá hủy toàn bộ thành phố Arequipa và khiến ít nhất 25.000 người thiệt mạng. Nhật Bản cũng nhiều

CHÚC BẠN HỌC TỐT

3 tháng 12 2021

Hiện nay trên Thế giới có những tác động tiêu cực gì đến sự phát triển của con người? 

⇒ Hiện nay,trên thế giới đã có những hành động tiêu cực ko lành mạnh đối với con người ( nhất là trẻ em ) :

- Ăn nói thiếu chủ ngữ,vị ngữ.

- Đi xe ẩu,...

- Những hành động không lành mạnh.

....

18 tháng 3

Câu 6: Hãy nêu những dẫn chứng minh họa cho sự tác động tiêu cực của công nghệ tế bào đối với thế giới tự nhiên và con người?

 Bên cạnh những mặt tích cực, công nghệ tế bào cũng có những tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con người không.

- Một số dẫn chứng minh họa cho tác động tiêu cực của công nghệ tế bào đối với thế giới tự nhiên và con người:

+ Liệu pháp tế bào gốc giúp chữa được nhiều bệnh nhưng việc dùng tế bào gốc phôi người để chữa bệnh vẫn còn một số quan ngại về đạo đức khi phá các phôi dù ở giai đoạn sớm.

+ Kĩ thuật nhân bản vô tính phát triển làm xuất hiện những lo ngại về việc nhân bản trái phép ở người dẫn đến rối loạn tình hình an ninh xã hội.

+ Ứng dụng công nghệ tế bào trong nhân nhanh giống cây trồng có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn nếu điều kiện môi trường thay đổi.

+ Việc sử dụng các cây trồng biến đổi gene có thể gây ra những lo ngại với môi trường khi các gene được chuyển bị phát tán như tạo ra loài cỏ mới, ảnh hưởng đến các sinh vật không cần diệt,…

BÀI 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất: Câu 31: Theo Triết học, vận động là sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy. C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan. Câu 32: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào? A. Thay thế nhau. B. Luôn luôn...
Đọc tiếp

BÀI 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất: Câu 31: Theo Triết học, vận động là sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong A. thế giới vật chất. B. giới tự nhiên và tư duy. C. giới tự nhiên và đời sống xã hội. D. thế giới khách quan. Câu 32: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào? A. Thay thế nhau. B. Luôn luôn vận động C. Bao hàm nhau. D. Luôn thay đổi. Câu 33: Là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. vận động. D. tăng trưởng. Câu 34: Phát triển là A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới. B. chất của sự vật không thay đổi trong quá trình vận động và phát triển. C. vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ. D. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng. Câu 35: Bài hát: “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn: Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lụi bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày theo trâu...Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày. Và bao cô gái đang ngồi máy cấy. Quá trình chuyển đổi từ cấy lúa bằng tay, sang cấy bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Phát triển. D. Thế giới quan Câu 36: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Có chí thì nên. B. Tre già măng mọc C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn. Câu 37: Cách xử sự nào sau đây cản trở sự phát triển của xã hội duy vật biện chứng? A. Có mới nới cũ. B. Dĩ hòa vi quý. C. Ăn xổi ở thì. D. Có qua có lại. Câu 38: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào? A. Ngắt quảng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 39: Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển? A. Sự phát triển diễn ra phức tạp, không dễ dàng. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ. D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến cái mới. Câu 40: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão. B. Kiến tha lâu đầy tổ. C. Tre già măng mọc. D. Đánh bùn sang ao. Câu 41: Phát triển là A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới. B. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng. C. chất của sự vật không thay đổi gì trong quá trình vận động và phát triển của chúng. D. vận động đi lên của sự vật, hiện tượng trong đó cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ. Câu 42: Vận động là gì? A. Là kết quả tác động từ bên ngoài vào sự vật. B. Là sự thay đổi vị trí của các vật. C. Là cách thức tồn tại của vật chất. D. Là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng. Câu 43: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. C. Cây khô héo mục nát. D. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. Câu 44: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là: A. tăng trưởng. B. phát triển . C. tiến hoá. D. tuần hoàn. Câu 45: Thuộc tính chung nhất của vận động là gì? A. Sự biến đối nói chung. B. Sự thay đổi hình dáng. C. Sự thay đổi vị trí. D. Sự chuyển động của các nguyên tử. Câu 46: Mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng là A. Vận động. B. Chuyển động. C. Tăng trưởng. D. Tiến hóa. Câu 47: Phát triển là khái niệm chỉ những vận động theo chiều hướng A. tiến lên. B. thụt lùi. C. bất biến. D. tuần hoàn.

0
8 tháng 5 2023

C3 - Quy mô dân số đông và tăng liên tục

C4-Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng taJ.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNHLUẬNDưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất Bạn...
Đọc tiếp

Một trận động đất đã hé lộ sự thật bất ngờ về thế giới trong lòng Trái đất của chúng ta

J.D, THEO HELINO 14:39 18/02/2019Chia sẻ2 BÌNH
LUẬN

Dưới đại dương có những ngọn núi lửa khổng lồ. Còn trong lòng đất thì sao?

Động vật dưới lòng đất: hoặc xinh như thần tiên, hoặc kinh hoàng muốn gục ngã

Trận động đất ở Mexico vô tình để lộ "vật thể nghìn năm tuổi" dưới lòng đất

Bạn sẽ phải ngạc nhiên nếu biết dưới lòng đất có cả một "vương quốc động vật" như thế này

Dưới đáy biển có những ngọn núi lửa khổng lồ - điều này thì ai cũng biết rồi. Nhưng còn trong lòng đất thì có gì?

Câu trả lời là các lớp phủ manti (mantle), nằm giữa vỏ và lõi của Trái đất, được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau. Có điều, cụ thể cấu tạo của chúng như thế nào thì giới khoa học không thể nghiên cứu trực tiếp được, mà phải nhờ đến các máy đo rung động địa chấn.

Và mới đây nhờ vào một trận động đất, các nhà khoa học đã xác định được thứ gì ở giữa các lớp manti trong lòng đất. Đáp án là những ngon núi khổng lồ.

📷

Các dãy núi khổng lồ tại vùng chuyển tiếp gồ ghề

Nói chính xác hơn, các lớp manti này không hề bằng phẳng mà mấp mô, với biên độ lớn tựa như những ngọn núi trên bề mặt Trái đất.

Như đã nêu, việc nghiên cứu thế giới trong lòng đất phải dựa vào các rung động địa chất. Giới khoa học sẽ sử dụng những cỗ máy để thu nhận những tín hiệu phản xạ trong lòng đất, và rồi định hình được thứ gì đang ở bên dưới - giống như cách các nhà thiên văn dùng sóng radio và sóng ánh sáng để quan sát các thiên thể cách Trái đất hàng ngàn năm ánh sáng.

"Để có được kết quả, bạn cần một trận động đất khổng lồ bên dưới, đủ để khiến cả địa cầu rung chuyển," - tác giả nghiên cứu - tiến sĩ Jessica Irving từ ĐH Princeton cho biết.

Năm 1994, một cơn địa chấn mạnh 8,2 độ đã xảy ra trong lòng đất tại Bolivia đã khiến giới chuyên gia nảy ra ý tưởng nêu trên. Trận động đất xuất hiện ở độ sâu 647km, và xảy ra tại một khu vực thưa dân cư nên thương vong gần như không có. Đổi lại, giới khoa học thu được rất nhiều thông tin thú vị.

25 năm sau, Irving đã phân tích biểu đồ địa chấn thế giới và nhận ra có sự tương phản rõ rệt khi sóng động đất cắt ngang các lớp phủ trong lòng Trái đất. Chẳng hạn như ở độ sâu 410km có một vùng chuyển tiếp, cho thấy khu vực này có bề mặt bằng phẳng như những cao nguyên trên mặt đất.

📷

Giống như dãy Andes trong lòng đất vậy

Nhưng ở độ sâu 660km lại có một vòng chuyển tiếp khác. Tại đây, bề mặt của lớp phủ lồi lõm và gồ ghề với biên độ lớn, giống như những ngọn núi khổng lồ vậy. Nói dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng trong lòng đất ở độ sâu ấy có những dãy núi cỡ Andes mọc ngược vào trong lõi Trái đất.

Về thành phần của các lớp vỏ, các chuyên gia không có sự thống nhất. Theo Irving, lớp vỏ gồ ghề và lớp bằng phẳng sẽ có thành phần hóa học khác nhau, với nhiều độ nóng chảy cũng khác biệt.

Và nói tóm lại thì đây là một nghiên cứu quan trọng, vì nó giúp giới khoa học xác định được tung tích của những lục địa cổ đã bị Trái đất nuốt chửng trong quá khứ.

Tham khảo: IFL Science

5
19 tháng 2 2019

Gì vậy em!

19 tháng 2 2019

gì mà nỏ biết, nhìn vào là biết nội dung. hay hề!!! 😉

Bất ngờ ở vùng đất hoang sơ nhất thế giớiMột nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới. Trên đường thăm dò, ông gặp một cậu bé bản địa.Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm. Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên.- Tại sao ngài đưa cho tôi mấy thứ này?Nghe vậy nhà thám hiểm nhảy lên vui sướng:- Đây đúng là một vùng đất hoang...
Đọc tiếp

Bất ngờ ở vùng đất hoang sơ nhất thế giới

Một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới. Trên đường thăm dò, ông gặp một cậu bé bản địa.

Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm. Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên.

- Tại sao ngài đưa cho tôi mấy thứ này?

Nghe vậy nhà thám hiểm nhảy lên vui sướng:

- Đây đúng là một vùng đất hoang sơ nhất trên thế giới, không còn nghi ngờ gì nữa.

Đến lúc này thì cậu bé lên tiếng:

- Thưa ngài, mặc dù cháu chẳng hiểu ngài định làm gì với mấy thứ đó, nhưng cháu muốn biết cháu đi được chưa ạ. Cháu cần phải vào tiệm Internet để chát ngay bây giờ!

- !?!

(Sưu tầm)

* Kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện.

* Theo em, vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra có phải là hoang sơ không? Vì sao?

2
11 tháng 1 2018

Hướng dẫn giải:

- Vùng đất mới mà nhà thám hiểm tìm ra không hoang sơ bở vì ở đó đã sử dụng cả internet.

25 tháng 4 2021

50% là có, 50% là không vì một phần người ta chưa có đồ dùng của người thời hiện đại, một phần là họ đã biết được intonet