Kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Em kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh
- Chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện: Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
Câu 1:
- Chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.
- Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.
- Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả và ở trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình và chia cho Sẻ. Nhưng Sẻ từ chối vì mình đã ăn một mình mà không chia sẻ và nhận ra được bài học
Câu 2:
Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:
- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.
- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích.
- Ai kiếm được thì người ấy ăn!
- Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?
Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.
Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:
- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này và còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
Tóm tắt câu chuyện: Anh sinh viên muốn tạo trò trêu chọc người nông dân để làm thú vui cho bản thân. Song giáo sư đã ngăn lại và bảo anh hãy thả đồng tiền vàng vào trong giày của người nông dân. Người nông dân vui mừng vì đã tiền chữa bệnh cho vỡ và lo cho các con. Anh sinh viên đã nhận ra sai lầm của mình khi có ý định giấu dày của người nông dân và tri nhận được bài học quý giá.
Bài học thu được sau đoạn phim là: Sẻ chia là hạnh phúc. Mọi phép chia đều cho ra kết quả nhỏ hơn nhưng phép chia yêu thương là ngoại lệ. Vì vậy mỗi chúng ta cần học cách cho ( trao gửi yêu thương) và ta sẽ nhận lại sự bình yên và hạnh phúc cho chính tâm hồn mình.
Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!
Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thằng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!
Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:
Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!
Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.
Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
bài 1:Từ năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Bác đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Cuối năm 1917, từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
bài 2:
Câu chuyện kể việc làm của Bác trên con tàu Đô Đốc Latusơ Tơrêvin:
Mang tên mới: Văn Ba, anh xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Từ đây, hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân.
Cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải. Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách. Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó. Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ. Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vào việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội. Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.
Tick mik nha
bẹn ưi tui kêu bẹn tốm tắt bài 1 mà sao bài 1 dài thế chưa tính bài 2 nữa
Bài tham khảo:
Con cáo và chùm nho
Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.
Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.
Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:
– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!
Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.
Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:
– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.
Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.
Em kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe dựa vào các sự việc trong tranh.
- Sự việc 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.
- Sự việc 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.
- Sự việc 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.
- Sự việc 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.
- Sự việc 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.