Anh chị phân tích giúp em
Tính cách, hành động, kết luận chung của nhân vật ông bụt trong truyện " Tấm Cám" với ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
các bạn trả lời nhanh hộ mình với nhé. sáng mai mình đi học rồi
Em rất thích đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích. Điều thú vị nhất là từ những chi tiết hoang đường, kì ảo tạo nên sự hấp dẫn lạ lùng của câu chuyện.Trong kho tang truyện cổ tích dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật em thích, ấn tượng nhất chính là ông Tiên (Bụt), đại diện cho sự công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai.Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội xưa. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị.
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có lần, vào buổi trưa em nằm trên chiếc võng dưới bụi tre, sau hè nhà ngoại đọc truyện. Những cơn gió mát đưa em chìm vào giấc ngủ. Một vầng hào quang chói lọi làm em hoa cả mắt. Trước mặt em là một cụ già khoảng tuổi ông ngoại em. Râu tóc bạc phơ, cưỡi làn mây trắng. Tay cầm cây gậy phép. Trang phục của ông toàn màu trắng.
Đưa đôi mắt hiền từ nhìn em và nói với giọng trầm ấm, vang xa :“Ta là ông Bụt trong các truyện cổ tích đây”. Em tự hỏi …Sao con được gặp Bụt nhỉ? Trong truyện cổ tích khi nào con người gặp khó khăn Bụt mới hiện ra giúp đỡ. Mà con có chuyện gì khó khăn đâu? Thật là kì lạ!? Em đang suy nghĩ miên man… thì bỗng Bụt cười to, xoa đầu em và nói: ”Con được gặp ta là do con bấy lâu nay ngoan ngoãn, học giỏi, làm vừa lòng cha mẹ, ai cũng khen nên ta đến để thưởng cho con một món quà.
Ông bụt liền chĩa chiếc gậy phép vào người em. Từ chiếc gậy tuôn ra bao nhiêu là những ngôi sao nhỏ. Những ngôi sao ấy bay quanh người em. Những ngôi sao ấy bay tới đâu, em lại có cảm giác lâng lâng đến đấy.Bỗng chú cún con tinh nghịch liếm vào chân em giật mình tỉnh giấc, Ông bụt bất ngờ biến mất. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ.Tỉnh dậy rồi mà em vẫn còn luyến tiếc giấc mơ đó…” không biết quà ông Bụt cho mình là gì nhỉ?”.
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Tham khảo
Còn ông Bụt chính là hiện thân của thần linh, của thế lực siêu nhân, thần kì giúp nhân dân thực hiện ước mơ của mình. Yếu tố này cũng đóng vai trò như một công cụ lột tả khát vọng của nhân dân ta trước một hiện thực bế tắc. Nó chính là nơi mà họ gửi gắm niềm mơ ước nhỏ nhoi của mình đối với hiện thực tàn khốc.
Còn ông Bụt chính là hiện thân của thần linh, của thế lực siêu nhân, thần kì giúp nhân dân thực hiện ước mơ của mình. Yếu tố này cũng đóng vai trò như một công cụ lột tả khát vọng của nhân dân ta trước một hiện thực bế tắc. Nó chính là nơi mà họ gửi gắm niềm mơ ước nhỏ nhoi của mình đối với hiện thực tàn khốc.
2.
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
Nhân vật ông bụt trong truyện "Tấm Cám" là một nhân vật quen thuộc và đặc biệt trong văn học dân gian Việt Nam. Dưới đây là phân tích về tính cách, hành động và kết luận chung về ông bụt:
1. Tính cách của ông bụt:
Ông bụt thường được miêu tả như một người già, đáng kính, có sự hiểu biết và quyền lực siêu nhiên. Tính cách của ông bụt thể hiện sự bảo vệ cho Tấm và hình thức thử thách đối với Cám. Ông bụt đại diện cho một phần của thế giới siêu nhiên và tôn vinh những phẩm đức và lòng tốt.
2. Hành động của ông bụt:
Ông bụt thường xuất hiện để giúp Tấm qua các thử thách mà mẹ kế đặt ra để đo độ tốt xấu của hai cô con gái. Ông bụt cung cấp cho Tấm những phần thưởng và giúp đỡ để cô vượt qua khó khăn. Hành động này thể hiện tính nhân văn và công bằng của ông bụt.
3. Kết luận chung về ông bụt:
Ông bụt trong truyện "Tấm Cám" thường được coi là biểu tượng của sự tốt lành và công bằng. Tuy ông bụt xuất hiện trong cốt truyện có tính chất thần thoại, nhưng vai trò của ông bụt là để thể hiện và thử thách các giá trị đạo đức và lòng tốt. Kết luận chung về ông bụt là một biểu tượng cho sự bảo vệ và công bằng trong thế giới của truyện dân gian Việt Nam.