Viết đoạn văn (10-20 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Nơi tuổi thơ em” của nhà thơ nguyễn Lãm Thắng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
TK:
Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình.
Bạn tham khảo nha:
Quê hương - hai tiếng thân thương, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã được đề tài quê hương vào tác phẩm của mình. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dong sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh quen thuộc. Quê hương là nơi với cảnh đồng xanh tươi, với đàn cò trắng bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn mỗi chúng ta. Tiếng ru ầu ơi đi ta vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa đọng trên áo. Đó là những hình ảnh tuổi thơ luôn đẹp mãi trong lòng chúng ta.
Bài thơ "Mây hay khóc" của tác giả Nguyễn Lãm Thắng là một tác phẩm đầy cảm xúc và sâu sắc. Đọc bài thơ này, em cảm nhận được sự tương phản giữa vẻ đẹp và sự đau khổ của cuộc sống. Tác giả đã sử dụng hình ảnh mây để tả những cung bậc cảm xúc trong lòng người, từ niềm vui, sự hạnh phúc đến nỗi buồn, nỗi đau. Bài thơ mang đến cho em một cảm giác thăng hoa và đồng thời cũng gợi mở những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống và ý nghĩa của nó.
Sau khi đọc bài thơ "Mây hay khóc" của tác giả Nguyễn Lãm Thắng, tôi cảm thấy rất xúc động và đắm chìm trong những tâm tư sâu sắc của tác giả.
Bài thơ mang đến cho tôi một cảm giác buồn và lắng đọng. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh mây và nước mắt để tả lại những cảm xúc đau đớn và khó tả trong lòng người. Tôi có thể cảm nhận được sự đau khổ và nỗi buồn trong từng câu thơ. Tác giả đã mô tả mây như những "ngọn lửa tàn phai" và nước mắt như "mưa rơi trên mặt đất". Những hình ảnh này tạo nên một không gian u ám và đau thương, khiến tôi cảm nhận được sự tuyệt vọng và cô đơn của nhân vật trong bài thơ. Bài thơ cũng khơi gợi trong tôi những cảm xúc về sự mất mát và sự chia ly. Tôi cảm nhận được nỗi đau khi tác giả viết về "những mảnh tình tan vỡ" và "những giọt nước mắt khô cạn". Tình yêu và hy vọng đã tan biến, để lại những vết thương sâu trong lòng.
Tuy nhiên, dù bài thơ mang đến những cảm xúc buồn, nhưng nó cũng đem lại cho tôi một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người. Tôi nhận ra rằng trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những đau thương và nước mắt. Nhưng đôi khi, những nỗi đau đó cũng là những trải nghiệm quý giá, giúp chúng ta trưởng thành và hiểu rõ hơn về bản thân.
Tôi cảm thấy biết ơn với tác giả vì đã chia sẻ những tâm tư và cảm xúc chân thành trong bài thơ này. "Mây hay khóc" đã làm cho tôi suy ngẫm về cuộc sống và giúp tôi đánh giá lại những giá trị thực sự trong cuộc sống.
Tham khảo! Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thật vậy! Lời ru của mẹ chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để từ đó tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Lời ru còn là thứ bảo vệ người con bằng những nốt thanh ấm áp lòng mẹ. Lời ru cũng là những ca dao tục ngữ vô thức dạy con về đạo làm người. Không những thế, nó còn chắp cánh cho mọi ước mơ của con từ thuở trong nôi. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất ít những người mẹ cất lười ru đầy thân thương đó, việc này cũng đã đôi phần làm giảm đi cái ý nghĩa của lời ru nhỏ bé đó. Phải, lời ru nhỏ bé nhưng là con đường lớn cho con tập tễnh bước vào đời.
Tham khảo!
Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".
tham khảo:
Sau khi đọc bài thơ Quê Hương của tác giả Nguyễn Đình Huân em cảm thấy bài thơ rất hay nó nói về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta, ở bài thơ này tác giả còn bày tỏ lòng yêu quê hương sâu sắc qua 4 câu thơ đầu tiên. Quê hương ở bài thơ này thật gần gũi đối với chúng ta nào là tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng, khi ta đọc được những dòng thơ này ký ức như ùa về gợi lên cảm giác dễ chịu, an toàn và hồn nhiên như một đứa trẻ. Ở khổ thơ Quê hương là phiên chợ.Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa. Quê hương ở khổ thơ này như những xúc mong chờ, hồi hộp để đợi mẹ mang về bánh đa thơm lừng.Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều, khi đọc đến câu thơ này em lại nghĩ đến những buổi chiều thả diều rồi ngã vào đống bùn về nhà thì bị mẹ mắng cho một trận vì cái tội làm bẩn quần áo. Ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương là bầu trời, cánh diều chứa đựng cả tuổi thơ của ta.Quê hương ta đó là nơi\Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về, ở câu thơ này tác giả muốn nói rằng Quê hương như cha như mẹ vì vậy đừng bao giờ quên những cảm xúc những hình ảnh những âm thanh ở quê hương và cũng đừng quên những gì mà quê hương đã cho bạn nói chung là " Hãy luôn nhớ về quê hương!"
viết đoạn văn 15 đến 20 câu nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ " Mẹ " của nhà thơ Trần Quốc Minh
Bạn tham khảo rồi triển khai thêm nhá:
Bài thơ như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão tương lai.
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?