trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên và hiện tượng sự lệch hướng chuyển động của vật thể. Giúp mình vs ạ mai thi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nào sau đây không phải hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 1
A) Điểm Hiện tượng ngày đêm luân phiên
B) Mùa trên Trái Đất
C) Giờ trên Trái Đất
D) Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
tham khảo
– Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.
– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế:
+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
+ Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
+ Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180° ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch.
– Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
+ Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ nên mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.
+ Lực làm lệch hướng là lực Coriolis.
+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.
- Trái đất quay quanh trục từ Tây sang Đông ngược chiều kim đồng hồ
- Khi trái đất quay quanh trục , một nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng được gọi là ngày , còn một nửa không được chiếu sáng được gọi là đêm . Trái đất quay quanh trục 24 giờ ( một ngày )
Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất
-Trái Đất có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
+Nửa được chiếu sáng gọi là ban ngày.
+Nửa nằm trong bóng tối gọi là ban đêm.
-Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
1. Hiện tượng ngày đêm luân phiên:
- Hiện tượng ngày đêm luân phiên xuất phát từ sự quay của Trái Đất quanh trục của nó. Trong một khoảng thời gian 24 giờ, Trái Đất hoàn thành một vòng quay. Khi một phần của Trái Đất hướng về Mặt Trời, khu vực đó trải qua ban ngày. Khi cùng một phần đó quay ra xa Mặt Trời, khu vực đó trải qua ban đêm. Sự quay này tạo nên hiện tượng ngày đêm luân phiên mà chúng ta quen thuộc.
2. Hiện tượng sự lệch hướng chuyển động của vật thể:
- Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi hiện tượng Coriolis. Nó là kết quả của sự quay của Trái Đất và tác động lên chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do Trái Đất quay, vận tốc của một điểm trên xích đạo lớn hơn so với vận tốc của một điểm gần cực. Khi một vật thể di chuyển từ một vị trí đến vị trí khác trên Trái Đất, nó mang theo vận tốc do sự quay của Trái Đất tại vị trí ban đầu.
- Hiện tượng: Ở bắc bán cầu, các vật thể di chuyển về phía bắc sẽ bị lệch về hướng đông, trong khi các vật thể di chuyển về phía nam sẽ bị lệch về hướng tây. Trong khi đó, ở nam bán cầu, hiện tượng này ngược lại.
- Áp dụng trong thực tế: Hiện tượng Coriolis có ảnh hưởng đến chuyển động của không khí, tạo ra các dòng khí và ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu. Ví dụ, nó giải thích sự hình thành và chuyển động của các áp thấp xoáy và bão nhiệt đới.