Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
4 câu thơ trên được gieo vần như thế nào ? Hãy liệt kê
Thanks!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ "Yêu lắm quê hương ơi" gợi cho chúng ta về những hình ảnh quê hương gần gũi, gắn bó với một thời tuổi thơ của chúng ta. Đó là bức tranh thủy mặc, dòng sông, con đò, cánh đồng mà gặt, cánh cò, khói bếp, cầu vồng, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, cỏ lau... Đặc biệt những hình ảnh ấy kết hợp với điệp cấu trúc "Em yêu" càng cho thấy tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho cảnh vật, sự vật của quê hương mình. Đan cài trong tình yêu quê hương còn là tình cảm đối với cha mẹ và phát triển lên thành tình yêu đất nước. Dẫu đi năm châu bốn bể thì tình cảm đối với quê hương sẽ không bao giờ thay đổi. Tình cảm vĩ đại ấy đã được vun đắp từ tình yêu những điều nhỏ bé trong trái tim của tác giả.
Những hình ảnh khiến nhân vật trữ tình "yêu" là: từng sợi nắng cong, dòng sông con đò, cánh cò, cánh đồng, khói bếp, ước mơ đủ màu cầu vồng, câu hát ơi à, cánh võng đong đưa, quê, đất gắn liền bước chân.
a, Thể thơ: Tự do
PTBD: Biểu cảm
b, Thuộc kiểu câu cảm thán. Chức năng chính là bộc lộ cảm xúc
c, Từ láy: lượn lờ, vương vương, mặn mà, đong đưa, thong thả.
Trường từ vựng: Quê hương
d, Những hình ảnh đặc trưng: dòng sông, khói bếp, cánh cò, cánh đồng, mái lá, cánh diều, đàn trâu...
Những hình ảnh này gợi lên cho em khung cảnh bình yên, mọi thứ đẹp đẽ và nhẹ nhàng
e, BPTT: Ẩn dụ
g, Đoạn thơ cho em hiểu được tình yêu quê hương, yêu từng cảnh vật và mọi thứ ở quê... (cái này em tự phát triển tiếp nhé ^^)
e, Đoạn thơ giúp em nhận ra tình cảm của mình dành cho quê hương, giúp em nhận ra phải cố gắng học tập và xây dựng quê hương giàu mạnh
a)
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Nội dung: Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả bằng những hình ảnh "dòng sông con đò", "cánh cò", "cánh đồng mùa gặt",...Khiến bức tranh thôn quê hiện lên đầy gẫn gũi, có sự hòa hợp giữa nét đẹp của con người và thiên nhiên, đó là những nét đẹp bình dị mà thân thương.
b)
- Xét về mục đích nói, câu "Em yêu câu hát à ơi!" thuộc kiểu câu cảm thán.
- Chức năng bộc lộ cảm xúc của nhân vật "em", tình yêu tha thiết với câu hát ru à ơi trong kí ức tuổi thơ.
c)
- Từ láy: lượn lờ, mặn mà, thong thả, đong đưa, vương vương.
- Trường từ vựng:
+ Con vật: cò, trâu.
+ Thiên nhiên: nắng, mưa, mây, gió, lá, cỏ lau, cầu vồng.
(Bạn tìm thêm nha, mình nghĩ là còn nữa)
d)
- Những hình ảnh đẹp đặc trưng của quê hương: dòng sông con đò, cánh cò, cánh đồng lúa, khói bếp, mái lá, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, mồ hôi cha mẹ mặn mà.
- Những hình ảnh đẹp và rất đỗi bình dị ấy gợi cho tôi cảm giác yêu quê hương chính mình biết bao. Yêu cánh đồng, yêu cánh cò, yêu dòng sông, yêu con đò... và yêu cả con người đôn hậu, chân chất ở làng quê. Đó cũng chính là cảm xúc của chính tác giả. Tất cả những vẻ đẹp giản dị, mộc mạc ấy sẽ luôn là lí do níu kéo chân của những đứa con quê hương.
e)
- Phép tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích: phép điệp từ "em yêu".
- Tác dụng: Phép điệp từ "em yêu" được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh làm nổi bật tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương của mình, đằng sau mỗi từ điệp "em yêu" là hình ảnh khiến nhân vật "em" yêu lấy quê hương. Đồng thời phép điệp còn tạo nhịp điệu cho đoạn thơ, gợi liên tưởng như một bản nhạc về làng quê bình dị.
Để biết cách tìm và nêu tác dụng của phép tu từ em có thể trao thể với chị nhé. Chúc em học tốt!
Những câu có sử dụng biện pháp nhân hoá đó là:
- Những cánh cò phân vân trên cánh đồng lúa.
- Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
Bởi vì phân vân và dịu dàng vốn là những từ ngữ dùng để chỉ hành động, đặc điểm của con người.
cong - sông ; cò - đò ; cò-lờ;