Bài 6: Các nước châu Phi
- Tình hình chung(TN)
- Cộng hoà Nam Phi(TN)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Châu Á:
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc vùng nổ mạnh mẽ, đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.
Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man.
Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin – ga – po, Ma – lai – xi – a và Thái Lan
Đông Nam Á:
- Ngay khi Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, các nước đế quốc trở lại xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược, đến giữa những năm 50 , các nước Đông Nam Á lần lượt giành độc lập dân tộc.
- Cũng từ giữa những năm 50, đế quốc Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á và tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Từ những năm 50, cấc nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).
Châu Phi
- Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.
+ Diễn ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi. Khởi đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc dấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).
+ Tiếp theo, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi diễn ra mạnh mẽ.
- Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước tuyên bố dộc lập.
- Năm 1975, hệ thống thuộc địa cùa Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích... và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bẳt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần vả bệnh tật...
+ Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau.
- Đã hình thành tổ chức khu vực - tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
* Châu Á
- Trước 1945, hầu hết các nước đều chịu sự nô lệ dịch của đế quốc thực dân
- Sau 1945, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, đến cuối những năm 50, phần lớn các nước giành đc độc lập
- Nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại ko ổn định.
-Hiện nay, một số nước châu Á đã đạt đc sự tăng trưởng nhanh về kinh tế
=> Tương lai châu Á sẽ trở thành khu vực năng động nhất thế giới
*Châu Phi
- 1945, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi sớm nhất là ở Bắc Phi
- 1960 đc gôi là "Năm châu Phi" với au75 kiện 17 nước tuyên bố độc lập-> dẫn đến hệ thống thuộc địa ở châu Phi tan rã
- Các nước châu Phi đã bắt tay vào công việc xây dựng và phát triển kinh tế, đã thu đc nhiều thành tích. Tuy nhiên hiện nay châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh,...
-Để giải quyết khó khăn, châu Phi đã thành lập nên tổ chức Liên minh châu Phi(AU)
*Mĩ latinh
- Khác vs châu Á, châu Phi, Mĩ latinh đã giành độc lập từ rất sớm nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Mĩ.
- Sau 1945, tình hình mĩ latinh có nhiều chuyển biến, mở đầu là cách mạng Cuba. Đến những năm 80, một cao trào đấu tranh bùng nổ và khu vực này đc ví như "lục địa bùng cháy"
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Mĩ latinh đã thu đc nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đến những năm 90 các nước gặp nhiều khó khăn
p/s: tham khảo nhé
Tham khảo!
- Tình hình phát triển kinh tế:
+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.
+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).
- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.
Tình hình chung của các nước châu Phi:
- Đa dạng văn hóa và ngôn ngữ: Châu Phi là một lục địa đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, với hàng trăm ngôn ngữ và người dân thuộc nhiều tôn giáo và nhóm dân tộc khác nhau.
- Thách thức về phát triển: Nhiều quốc gia châu Phi đối mặt với thách thức về phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm nghèo đói, bệnh tật, thiếu nước sạch, và xung đột vùng.
- Lịch sử gắn liền với thời kỳ thuộc địa: Nhiều nước châu Phi đã trải qua thời kỳ thuộc địa dưới sự thống trị của các quốc gia châu Âu, và quá trình giành độc lập đã ảnh hưởng đến lịch sử và văn hóa của họ.
- Vấn đề về chính trị và ổn định: Châu Phi cũng đối mặt với các vấn đề chính trị như xung đột, bất ổn chính trị, và thay đổi chính trị thường xuyên.
Cộng hòa Nam Phi:
- Lịch sử apartheid: Nam Phi đã trải qua một thời kỳ khủng bố và phân biệt chủng tộc trong thời kỳ apartheid, nơi người da trắng thống trị người da đen. Cuộc chiến đấu cho sự bình đẳng và tự do dân chủ đã dẫn đến sự hình thành của Cộng hòa Nam Phi hiện đại.
- Đa dạng văn hóa và ngôn ngữ: Nam Phi là một quốc gia đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, với nhiều cộng đồng và ngôn ngữ khác nhau. Sự đa dạng này được thể hiện qua nghệ thuật, văn hóa, và ngôn ngữ.
- Kinh tế phát triển: Nam Phi có nền kinh tế phát triển và là một trong các nền kinh tế lớn nhất ở châu Phi. Nó là một trong những quốc gia BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi).
- Du lịch: Nam Phi nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời, như vịnh Hạc Điếm và Cửa hàng Sương Mù. Du lịch là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế của họ.