K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

a.

loading...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

b.

loading...

6 tháng 9 2023

tình hình kinh tế là có caiconcac

8 tháng 9 2023

Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, thủ đô Hà Nội đã trải qua nhiều biến đổi về kinh tế và chính trị. Dưới đây là một sự tóm tắt về tình hình trong giai đoạn này:

Thế kỷ XI-XIII: Trong thời kỳ này, Hà Nội (khi đó còn được gọi là Thăng Long) đã trở thành thủ đô của Đại Việt - một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương mại và xã hội nông nghiệp phát triển, thu hút các thương nhân và người lao động từ khắp nơi đến sinh sống và làm việc tại đây.

Thế kỷ XIV-XV: Trong giai đoạn này, thủ đô Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Triều đại Trần đã thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách khuyến khích trồng trọt, thủ công nghiệp và buôn bán. Thăng Long trở thành một cảng biển quan trọng, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Thế kỷ XVI: Trong giai đoạn này, Hà Nội trải qua sự thay đổi chính trị và kinh tế do sự xâm lược của người Mông Cổ. Thành phố đã bị phá hủy và dân số giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sau khi vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, Hà Nội đã được phục hồi nhanh chóng. Việc xây dựng lại và khôi phục hoạt động kinh tế đã làm cho thành phố trở lại với vai trò quan trọng trong khu vực.

Trong thời gian từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, Hà Nội đã trở thành một trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng trong lịch sử của Việt Nam. Thành phố này đã chứng kiến sự phát triển và suy thoái kinh tế, cùng với những biến đổi chính trị do các cuộc xâm lược và sự tăng trưởng của triều đại Đại Việt.

4 tháng 2 2023

- Kinh tế:

+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.

+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

- Xã hội:

+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.

+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam. 

+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

19 tháng 1 2023

Những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Trồng lúa giữ vai trò chủ đạo.

- Nghề đánh cá phát triển, và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cư dân thời kì này.

- Một số nghề thủ công được duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,…

- Buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào vùng phía Nam. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.

- Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm. 

- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm.

13 tháng 8 2023

Tham khảoEm hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ

4 tháng 2 2023

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.

+ Phật giáo:có những bước phát triển 

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.

- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…

+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…

- Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

19 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b trang 92, 93 SGK.

B2: Chú ý trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học…

Lời giải chi tiết:

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.

+ Phật giáo:có những bước phát triển 

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.

- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…

+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…

- Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

12 tháng 4 2017
Kinh tế Chính trị

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
12 tháng 4 2017

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.

Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
b) Tình hình chính trị
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.



3 tháng 12 2023

Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.