Quê hương là một tiếng ve, Lời ru của mẹ trưa hè à ơi, Dòng sông con nước đầy vơi, Quê hương là một góc trời tuổi thơ. Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều. Quê hương là dáng mẹ yêu, Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Vì sao em nhận ra thể thơ đó?
Câu 2. Em hãy chỉ ra những từ láy trong đoạn thơ trên?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
Câu 5 . Những câu thơ sau gợi về những kỹ niệm nào của tuổi thơ? Những kỹ niệm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt
- Thể thơ: Thơ lục bát biến thể (thơ lục bát có một số câu ngắn hơn hoặc dài hơn so với thể thơ lục bát truyền thống).
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
b) Xác định đối tượng biểu cảm, biện pháp tu từ
- Đối tượng biểu cảm:Quê hương.
- Biện pháp tu từ:
- Ẩn dụ:Quê hương được ẩn dụ qua các hình ảnh như "tiếng ve," "lời ru của mẹ," "dòng sông," "góc trời tuổi thơ," "tiếng sáo diều," "cánh cò trắng."
- Liệt kê:Liệt kê các hình ảnh thân thuộc của quê hương như "tiếng ve," "dòng sông," "tiếng sáo diều," "cánh cò."
c) Nội dung chính của đoạn thơ
Đoạn thơ gợi lên những hình ảnh thân thương và bình dị về quê hương, nơi gắn liền với tuổi thơ và những ký ức đẹp đẽ. Qua các hình ảnh quen thuộc như tiếng ve, lời ru của mẹ, và tiếng sáo diều, tác giả bày tỏ tình cảm sâu nặng và sự gắn bó với quê hương.
d) Đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc về quê hương
Quê hương trong trái tim em là nơi chứa đựng những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ. Đó là con đường làng quanh co, nơi em cùng lũ bạn chạy nhảy dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng mênh mông, và hương lúa chín thoang thoảng mỗi khi mùa gặt đến. Quê hương còn là những buổi chiều ấm áp, ngồi bên bờ sông lặng lẽ ngắm nhìn mặt trời khuất dần sau rặng tre. Tất cả những hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm hồn em, tạo nên tình yêu mãnh liệt và lòng biết ơn với mảnh đất thân yêu, nơi đã nuôi dưỡng em lớn lên từng ngày.
câu 3 :
- Điệp từ 'quê hương", "là": làm nhịp điệu bài thơ thêm dồn dập, cảm xúc và nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong thơ.
- So sánh "quê hương là..." nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.
Khổ thơ trên thể hiện , nói về quê hương yêu thương. Khổ thơ sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để nói về quê hương như: "Quê hương là 1 tiếng ve", "Quê hương là 1 góc trời tuổi thơ " , " Quê hương là tiếng sáo diều", "là cánh cò trắng chiều chiều chân đê", chỉ với 1 biện pháp đó , tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của mình với quê hương, cho thấy tác giả yêu quý từ quê mình từ những điều giản đơn nhất. Quê hương của tác giả qua lời kể vô cùng đẹp, đầy màu sắc tươi mới, sống động. Với những hình ảnh như Dòng Sông quê, Cánh cò trắng, lời ru của mẹ,... khơi gợi cho em những hồi ức của tuổi thơ khi còn nhỏ. Bài thơ trên cho em 1 cảm nhận sâu sắc, thú vị và cũng rất xúc động với những lời thơ hay, bay bổng, giúp em càng gắn bó với quê hương hơn, càng thêm yêu quý mảnh đất xinh xắn này.
Câu 5 nghĩa của từ được diễn đạt cụ thể trong văn cảnh ,cách hiểu của em về"cánh đồng vàng"
Là gì
Tần số dao động của vật 1 là:
f1= n1: t1=700:10=70( hz)
Tan số dao động của vật 2 là:
f2= n2: t2=300:60=50( hz)
Vật 1 phát ra âm cao hơn vật 2 vì tần dao động của vật 1 lớn hơn tần số dao động của vật 2
Các từ láy trong bài: chiều chiều, ngân nga, mênh mang, liêu xiêu
Khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã thể hiện được động lực chiến đấu của người lính. Thật vậy, khổ thơ như những lời bộc bạch trực tiếp của người lính đối với bà của mình về những động lực mà anh đang giữ gìn. Bằng biện pháp tu từ điệp ngữ “Vì” và biện pháp liệt kê, người lính đã kể ra được những mục đích và động lực ra trận của mình. Đó là tình yêu của anh với tổ quốc, tình yêu của với xóm làng, tình yêu và biết ơn bà, vì tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Người lính ra trận ngày hôm nay không những vì lòng yêu tổ quốc tha thiết của mình, mà còn là vì tình yêu đối với xóm làng. Nhưng quan trọng nhất, anh ra đi để thể hiện tình yêu thương và biết ơn bà của mình, để giữ gìn những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà, bên tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Hình ảnh “ổ trứng hồng tuổi thơ” là hình ảnh giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng, xúc động vì những kỷ niệm đó là những kỷ niệm thơ ấu bình yên của anh bên người bà kính yêu của mình. Giờ đây, những tình yêu đối với tổ quốc-xóm làng và những kỷ niệm ấu thơ bên bà, bên ổ trứng hồng chính là hành trang ra trận, là thứ mà anh quyết bảo vệ khỏi sự xâm lăng của kẻ thù. Tóm lại, khổ thơ cuối là những động lực chiến đấu của người lính và tình yêu mà anh dành cho bà, cho tổ quốc, cho xóm làng và cho những kỷ niệm tuổi thơ
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Ta nhận ra thể thơ này dựa trên cách sắp xếp ý, không có quy tắc về số lượng âm tiết hoặc vần điệu.
Câu 2. Từ láy trong đoạn thơ trên bao gồm: "Quê hương", "bánh đa", "đồng vàng", "lúa chín".
Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên là hình ảnh. Tác giả sử dụng các hình ảnh về quê hương, những âm thanh như tiếng sáo
Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ là mô tả về quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào, đáng yêu.
Câu 5. Những câu thơ sau gợi về những kỷ niệm về tuổi thơ, như cảm giác như mơ, sự dại khờ đáng yêu của cậu bé, tiếng sáo diều và cánh cò trắng chiều chân đê. Những kỷ niệm này gợi lên cảm xúc của sự ngọt ngào, hạnh phúc và sự kết nối với quê hương.
Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về sự yêu quê hương và những kỷ niệm đáng trân trọng về tuổi thơ. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta giữ vững tình yêu và ghi nhớ quê hương, nơi đã định hình và gắn kết với chúng ta.