Phần I: Đọc – Hiểu ( 5,0 điểm)
Trong một bài thơ có đoạn:\
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
2. Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
3.Trong đoạn thơ có những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, hãy nêu một trường hợp cụ thể và chỉ rõ tác dụng của việc sáng tạo đó trong việc thể hiện tình cảm giữa những người lính.
4. Câu cuối đoạn gợi liên tưởng đến một câu thơ cũng có hình ảnh trượng tự trong một bài thơ khác viết về người lính đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại câu thơ có hình ảnh tương tự đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả, bài thơ có câu thơ đó được viết theo thể thơ nào?
5. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp( chú thích rõ lời dẫn trực tiếp đó).
Phần II: Làm văn (5,0 điểm)
Đề 2: Tưởng tượng mình là bé Đản trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ, hãy kể lại câu chuyện về cuộc đời người mẹ thân yêu và gửi lời nhắn nhủ tới mọi người.
C1: Từ "mặc kệ" đặt giữa câu thơ không chỉ gợi lên hình ảnh làng quê yên bình mà còn cho thấy tâm trạng và quyết tâm của người lính cách mạng. Họ không để những khó khăn, thử thách phá vỡ niềm tin hoặc làm lung lay quyết tâm chiến đấu cho tự do, độc lập của dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được phẩm chất kiên cường, lòng dũng cảm và sự hy sinh thầm lặng của người lính cách mạng. Họ sẵn sàng gửi gắm cuộc sống đời thường của mình cho bạn bè, gia đình để tiếp tục con đường đấu tranh gian khổ nhưng cao cả.
C2: Không đủ dữ liệu để làm, em bổ sung đề nha.