K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

14 tháng 3 2017

Hỏi từng câu chứ sao dồn hết vào v???

26 tháng 11 2016

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị ***** mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

26 tháng 11 2016

Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện
Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúalớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.Qua các ví dụ trên ta thấy, ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người.Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…

Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.4) Hiện nay, bạo lực học...
Đọc tiếp

Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?

1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.

3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.

4) Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với nền giáo dục. Em hãy bày tỏ ý kiến của bản thân với vấn nạn này bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ

5) Bệnh thành tích là một trong những căn bệnh đang hoành hành trong tư tưởng của nhiều người . Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về căn bệnh này.

6) Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ “ Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời chia sẻ trên.

7) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để sống hạnh phúc.

8) Trong những đợt bùng phát của đại dịch covid 19 hiện nay, trên khắp đất nước ta đã có rất nhiều những hành động, những nghĩa cử cao đẹp, thấm thía tình cảm nhân văn: những bác sĩ, y tá sẵn sàng viết đơn xin được tình nguyện vào tâm dịch cứu giúp đồng bào, những tình nguyện viên không quản ngại khó khăn nguy hiểm hỗ trợ phục vụ những khu cách ly , những chuyến xe tình nguyện giúp người nông dân giải cứ nông sản… Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về những việc làm này.

9) Suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ

10) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giá trị của nghị lực sống.

1
2 tháng 6 2021

Tham khảo nha bạn !

Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.

Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Đề a:

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

+ Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

 Đề b:

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:

 Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

 Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

 - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

 - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

 Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.

 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

29 tháng 4 2020

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy rất chặt chẽ với nhau, quan trọng và cần thiết như nhau.

- Ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết” thật sâu sắc và đúng đắn.

2. Thân bài

a) Giải thích vấn đề

- Lòng vị tha, tình đoàn kết:

+ Lòng vị tha: là tấm lòng biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội;

+ Tình đoàn kết: là tình cảm làm cho nhiều người liên hợp với nhau tạo thành một khối nhất trí, gắn bó trên cơ sở một lợi ích chung nào đó.

- Lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người. Lòng vị tha và tình đoàn kết được thể hiện thường xuyên là cơ sở hình thành lối sống nhân ái, hoà hợp - một trong những lối sống đẹp nên thường được ca ngợi, biểu dương, trân trọng.

- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người: là thái độ không quan tâm tới, không có chút tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có biểu hiện tình cảm thân mật, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.

- Thờ ơ, lạnh nhạt là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường ở con người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người nếu thành thói quen sẽ hình thành lối sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường - một trong những lối sống xấu xa khiến con người dễ trở thành kẻ tha hoá, tàn bạo, mang thú tính, do đó cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ.

b) Bàn luận

* Ý nghĩa, tác dụng

- Trong xã hội cũng như trong mỗi con người đều tồn tại cả hai thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt, và vị tha, đoàn kết. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người:

+ Ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết là để khẳng định một lối sống đẹp nhằm khuyến khích những con người có lối sống đúng đắn ấy tiếp tục thể hiện và phát huy trong mọi mối quan hệ giao tiếp; mặt khác cũng góp phần làm cho con người khác có thể học tập, phấn đấu noi theo. Như thế sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp.

+ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là cách bộc lộ thái độ không đồng tình, bất bình trước một lối sống xấu xa, nhằm cảnh tỉnh những người đang có lối sống sai lạc đó; giúp họ thay đổi, điều chỉnh dần để hướng đến một cách sống đúng đắn, đẹp đẽ hơn như biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người...; phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng là cách nhằm hạn chế, ngăn chặn những biểu hiện khác của lối sống sai trái như giả dối, tham lam, tàn bạo... góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp.

* Biểu hiện

- Trong cuộc sống: Việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người được thể hiện dưới nhiều hình thức gắn với những biểu hiện phong phú, đa dạng nhiều khi khó nhận ra của thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

+ Nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, vất vả, gánh nặng... của người thân hoặc có những lời nói, việc làm, ứng xử khiến người thân lo, buồn, khổ tâm...

+ Tỏ thái độ không đồng tình với một người vô tâm chạm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh... của một ai đó.

+ Bất bình khi một ai đó dửng dưng, giễu cợt, cười nhạo người tàn tật, kẻ ăn mày, nghèo khổ, gặp tai hoạ bất ngờ; thậm chí còn tỏ ra hả hê khi thấy người mình không ưa, không thích thất bại, mất mát hay tức tối, ghen tị khi thấy người khác thành công.

+ Lên án người đã xúc phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm, nhân cách con người vì những mục đích đen tối, xấu xa.

+ Kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ lối sống thờ ơ, lạnh nhạt.

- Trong văn học: Văn học sinh ra và tồn tại được trong cuộc đời là để thực thi sứ mệnh cao cả trở thành “thứ khí giới thanh cao và đắc lực... để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Vì vậy, trong văn học, cùng với việc ngợi ca lòng vị tha và tình đoàn kết, nhà văn còn thể hiện nhiệt tình phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người:

+ Lỗ Tấn một lần đi xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga đã giật mình: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển từ nghề thuốc sang làm văn nghệ. Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh chính là một trong những biểu hiện của “quốc dân tính” mà ông phê phán.

+ Trong các sáng tác dân gian: Mẹ con Cám thờ ơ lạnh nhạt với nỗi khổ, những nhu cầu sống, ước mơ chính đáng của Tấm, trở thành kẻ tàn nhẫn, độc ác nên đã bị tác giả dân gian trừng trị đích đáng...

+ Trong các tác phẩm văn học viết: Tắt đèn - Ngô Tất Tố; Số đỏ - Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo - Nam Cao...

* Mở rộng, phản đề:

- Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng rất cần thiết và quan trọng: Phê phán trung thực, thẳng thắn nhưng cũng cần khéo léo, tế nhị. Để sự phê phán có tác dụng tích cực, phải luôn xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây dựng. Tránh lối phê phán nhằm bêu riếu, hạ thấp, xúc phạm.

- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà tư tưởng tôn trọng cá nhân đang được đề cao, trong chừng mực nào đó, người ta hay dựa vào tư tưởng này để ngụy biện cho thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Cũng có biểu hiện ngộ nhận thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là tôn trọng tự do cá nhân, là không can thiệp vào cuộc sống của nhau. Thực ra đó là cách sống “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” mà cha ông ta từng phê phán.

- Đôi khi cũng có hiện tượng con người vin vào lí do bận bịu công việc mưu sinh, lập nghiệp, theo đuổi lí tưởng riêng mà vô tình trở thành kẻ thờ ơ với cha mẹ, vợ con, anh em, hàng xóm... Bởi vậy, việc ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đồng hành với việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người.

- Luôn biết nhận ra, biết xấu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình với niềm vui sướng, nỗi buồn đau hay thành công thất bại của người sống quanh mình. Từ đó, nghiêm khắc phê phán bản thân, quyết tâm khắc phục, từ bỏ thái độ sống như thế.

3. Kết bài

- Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không lên án thì cũng chẳng phải là tốt. Vì thế, phê phán thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ là đúng, là cần thiết trong thế giới nhân ái, nhân văn.

- Ý kiến đúng đắn đã giúp mỗi người khắc phục được cách ứng xử có tính chất cực đoan trước những vấn đề đạo đức, nhân sinh đang nảy sinh trong đời sống.

1. Mở bài

- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh, nhiều lúc con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.

- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu nói

- Gia đình: chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giữa các thành viên của gia đình, thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.

- Tai ương của số phận: chỉ những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.

- Nội dung câu nói: Khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người - gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống.

b) Bàn luận

* Vai trò của gia đình

- Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một con người mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trưởng thành.

+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tài năng và nhân cách con người. Bởi vậy, mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: không chỉ đùm bọc, chở che, gia đình còn giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi những va vấp, những tổn thương, những khó khăn thử thách, những thất bại. Khi đó, gia đình sẽ là nơi bao bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.

* Trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

- Câu nói trên đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng...

* Mở rộng, phản đề

- Gia đình có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích cho xã hội.

- Gia đình là quan trọng như thể sinh mệnh con người vậy mà có những đứa con bất hiếu đối với ông bà, cha mẹ; lãng quên cội nguồn, cự tuyệt tình thân; sống thiếu trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Câu nói trên thật đúng khi khẳng định vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi người. Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

- Mỗi chúng ta cần góp phần bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hãy biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ cho nhau. Hãy biết nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh để gia đình luôn là tổ ấm hạnh phúc nhất.

3. Kết bài

- Ai đó đã định nghĩa: Gia đình, đó là nơi ngay cả khi nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc. Vậy chúng ta hãy bằng tình yêu và hành động của mình để cho niềm hạnh phúc ấy luôn được reo lên trong hai tiếng thiêng liêng “gia đình”.

>>> Bài văn mẫu tham khảo: Nghị luận Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân

10 tháng 9 2021
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Cre:lazi.vn