K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

7 tháng 5 2023

+ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy''

Nhận xét: Câu từ bộc lộ sự thẳng thắn, không hề run sợ của Đăm Săn khi thách đấu Mtao Mxây. Chi tiết này bộc lộ sự chính trực, thẳng thắn của Đăm Săn

 

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là"

Nhận xét: Ta thấy được Đăm Săn là một người hào sảng, chính trực không hề thích trò đánh lén. Việc nhắc đến con lợn nái cũng là một việc mỉa mai Mtao Mxây vô cùng khéo, chứng tỏ Đăm Săn rất thông minh.

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính...
Đọc tiếp

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Số lượng lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc họa tính cách của từng nhân vật?

b) Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại (tự nói một mình) của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?

c) Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren?

1
27 tháng 1 2019

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Đặc điểm nhân vật sử thi

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường

X

Luôn sẵn sàng đối mặt với thánh thức hiểm nguy

X

Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

X

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Lời kể, lời tả, lời đối thoại góp phần làm nổi bật lên ngoại hình, đặc điểm và phẩm chất của nhân vật 

- Lời kể trong sử thi thành kính, trang trọng; nhịp điệu châm rãi; trần thuật tỉ mỉ, mỗi câu như có vần điệu nhịp nhàng

+ Họ đi suốt tháng, suốt năm, lúc nghe sông nước rì rào, lúc nghe biển cả gào thét, người cưỡi ngựa đực, người cưỡi ngựa cái, ngựa thở hổn ha hổn hển

Lời người kể chuyện và cả lời nhân vật nhiều khi mang tính khoa trương, cường điệu:

+ Chồm lên hai lần, chàng leo hết cầu thang. Chàng giậm chân trên sàn sân, hai lần sàn sân làm như vỗ cách, bảy hàng cột nhà chao qua chao lại từ đông sang tây…như sấm gầm sét dậy.

+ Cột không đừng, giữ không ở, đốt đuốc ra đi giữa canh khuya

- Thường xuyên sử dụng thủ pháp so sánh trùng điệp. 

+ Nàng đi trông như diều bay ó liêng, như nước lững lờ trôi cũng không bằng

+ thân hình như cái nụ tai, cổ như cổ công

7 tháng 5 2023

Đặc điểm nhân vật sử thi

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường

 

X

Luôn sẵn sàng đối mặt với thánh thức hiểm nguy

X

Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

X

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời.

Lời giải chi tiết:

     Trước một nữ thần uyển chuyển, thướt tha “như diều bay ó liệng, nước lững lờ trôi cũng không bằng”, Đăm Săn không hề tỏ ra bối rối mà vẫn hiên ngang, giữ vững khí chất của một vị tù trưởng, một vị anh hùng: “Tôi là lưỡi dao đã vướng cán, là lưỡi dao đã có tay cầm’’. “Tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp bao trong núi, chém ma thiên quỷ ác”. Như vậy, có thể thấy rằng, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ nét hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Theo em, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn.

Đăm Săn là một nhân vật quan trọng trong sử thi Tây Nguyên, đặc biệt trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Đoạn trích này tôn vinh sự hào hùng và sức mạnh phi thường của Đăm Săn trong cuộc chiến chống lại kẻ thù Mtao Mxây để giành lại người vợ bị cướp. Đăm Săn được miêu tả là một anh hùng dũng cảm, tài năng và bản lĩnh, đối mặt với kẻ thù hung bạo và có sức mạnh vô...
Đọc tiếp

Đăm Săn là một nhân vật quan trọng trong sử thi Tây Nguyên, đặc biệt trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Đoạn trích này tôn vinh sự hào hùng và sức mạnh phi thường của Đăm Săn trong cuộc chiến chống lại kẻ thù Mtao Mxây để giành lại người vợ bị cướp. Đăm Săn được miêu tả là một anh hùng dũng cảm, tài năng và bản lĩnh, đối mặt với kẻ thù hung bạo và có sức mạnh vô địch. Đoạn trích cũng sử dụng các hình ảnh so sánh để làm nổi bật sự tương phản giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn. Đoạn trích này thể hiện sự hào hùng và lòng dũng cảm của Đăm Săn, là một phần trong nghệ thuật diễn xướng sử thi của dân tộc Tây Nguyên. Sử thi không chỉ là một loại hình ngôn từ dân gian, mà còn là một hình thức diễn xướng dân gian, kết hợp nghệ thuật ngôn từ, ca hát và nhảy múa. Nghiên cứu sử thi cần quan tâm đến yếu tố diễn xướng, vì nó mang ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá và đời sống. Diễn xướng sử thi thường diễn ra trong môi trường lễ hội, tạo không khí "thiêng" và cộng đồng, để tôn vinh những anh hùng và sức mạnh cộng đồng. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là một phần trong sử thi Tây Nguyên, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn và sức mạnh của dân tộc.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòng mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.

“Tôi là đò, đò nỏ có thưa

Tôi càng chờ, càng đợ, càng trưa chuyến đò”

- Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy vẫn thấy tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.

- Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:

“Chẳng nên gia thất thì về

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”

→ Luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.

“Gió giăng thì mặc gió giăng

Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”

- Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.