Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đọc kĩ đặc điểm của tuồng đồ tại phần Tri thức Ngữ Văn.
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả
- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng
- Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Được dựng nên từ tích truyện Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường. Ở đây chính là việc 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả
- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng
- Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Được dựng nên từ tích truyện Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu là ba tiếng cười châm biếm, mỉa mai khi vì quá ham mê sắc đẹp mà tự mình làm hại mình. Tiếng cười ấy còn là sự chế giễu khi ba người chức cao vọng trọng, đứng đầu một huyện lại có những hành vi vi phạm thuần phong mĩ tục.
Phương pháp giải:
Chú ý tình huống mắc lỡm của ba nhân vật trên.
Lời giải chi tiết:
Tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu là ba tiếng cười châm biếm, mỉa mai khi vì quá ham mê sắc đẹp mà tự mình làm hại mình. Tiếng cười ấy còn là sự chế giễu khi ba người chức cao vọng trọng, đứng đầu một huyện lại có những hành vi vi phạm thuần phong mĩ tục.
- Đề tài: Những trò lố ở chốn huyện đường
- Cảm hứng chủ đạo: phê phán, chế giễu cung cách xử án tùy tiện, bất chấp sự thật của những kẻ đại diện cho chính quyền nông thôn như Huyện Trìa, Đê Hầu.
- Nguồn gốc tích truyện: Được xây dựng từ mô – típ truyện kể dân gian
- Phương thức sáng tác, lưu truyền: Truyền miệng, nên có các dị bản
- Đề tài: những câu chuyện trong đời sống thường nhật của nhân dân, phê phán những thói hư tật cấu trong xã hội phong kiến thời xưa, đặc biệt là sự bất công trong vấn đề xử án của quan lại.
- Cảm hứng chủ đạo: Cuộc sống thường nhật của con người trong xã hội xưa.
- Theo em, tích truyện của vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến được lấy từ những câu chuyện dân gian mà nhân dân truyền đạt lại.
- Văn bản Huyện Trìa xử án (trong vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) được sáng tác, lưu truyền theo phương thức truyền miệng bởi:
+ Văn bản này được trích trong một vở tuồng (tuồng là thể loại thuộc văn học dân gian) nên có tính chất truyền miệng.
+ Văn bản trên không có tên tác giả cụ thể.
+ Văn bản xuất hiện nhiều dị bản ở mỗi vở diễn khác nhau.
Phương pháp giải:
- Đọc lại hai văn bản Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).
- Chú ý hai nhân vật Thị mầu và Thị Hến.
Lời giải chi tiết:
- Thị Mầu: một nhân vật để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người đọc bởi cá tính mạnh mẽ, đi ngược lại hoàn toàn với những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Thị Hến xuất thân trong một gia đình giàu có, tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ. Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ/Thầy như táo rụng sân đình./Em như gái rớ đi tìm của chua. Những ngôn từ, lời nói của Thị Mầu không phù hợp nơi chốn cửa chùa nhưng vì quá thích Tiểu nên Mầu cũng không ngần ngại mà bày tỏ. Đồng thời, nhân vật này cũng có những quan niệm về tình yêu khá mới mẻ so với thời đại xã hội lúc bấy giờ: chỉ cần mình thấy thích đó là tình yêu, yêu một cách tự do, không quan tâm đến lễ giáo, lễ nghi phong kiến, chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình.
- Thị Hến: là một người phụ nữ góa chồng Phận góa bụa hôm mai côi cút. Thị Hến thể hiện sự thông minh, sắc sảo của mình khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Cô nàng lừa được ba tên đó vào tròng và cuối cùng để họ tự xử nhau. Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm giá, tự trọng chính mình Giữ tiết hạnh một đường cho toại.
Thị Mầu | Thị Hến |
Đây là một nhân vật có thể nói trái ngược hoàn toàn với hình ảnh người phụ nữ theo lễ giáo phong kiến xưa. Là con gái một gia đình giàu có nhưng Thị Mầu hành xử, nói năng rất phóng khoáng, táo bạo có phần lẳng lơ: ‘’Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ/Thầy như táo rụng sân đình./Em như gái rớ đi tìm của chua’’. Những câu từ không hề lễ nghi mà tự do bày tỏ, còn là trước mặt Tiểu. Không chỉ thế, nhân vật này còn suy nghĩ táo bạo về tình yêu: yêu là tự do bày tỏ “Muốn cho có thiếp có chàng/ Ba sáu mười tám cơm hàng có canh’’ | Khác hoàn toàn với Thị Mầu, đây là một người phụ nữ góa chồng ‘’Phận góa bụa hôm mai côi cút’’ nhưng luôn giữ tiết hạnh ‘’giữ tiết hạnh một đường cho toại’’. Một mình phải tự chống trọi với mọi thứ như sự ham mê sắc dục của Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu hay việc bị vu oan ăn cắp đồ nhà Trùm Sò. Nhân vật này còn thể hiện sự thông minh khi khiến kẻ lăng nhăng, tham lam sa bẫy tự chịu sự phán xét |
Phương pháp giải:
Đọc hai văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến và Huyện Trìa xử án.
Lời giải chi tiết:
Theo em, ý kiến trên là đúng. Trong văn bản Huyện Trìa xử án là do Huyện Trìa xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến. Đến văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến, cả ba thầy đã mắc bẫy của Thị Hến và tự xét xử lẫn nhau.
Đây là một nhận định khá đúng đắn. Trước đó là ta thấy được cảnh Huyện Trìa xét xử vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Mặc dù là xử án nhưng rốt cục cũng chả có phân minh tội lỗi rõ ràng, đúng đắn. tất cả là do cảm tính và ham muốn của Huyện Trìa. Còn đến lớp cuối, đây là đúng khoảnh khắc xét tội. Tự phạm nhận nhận ra lỗi của mình, tự mình chấp nhận hình phạt
- Những đặc điểm cơ bản của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản là:
Đề tài
Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường ( Ở đây chính là việc 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả)
Nhân vật
- Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp:Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu .
- Tính cách nhân vật không thay đổi. xuyên suốt cả đoạn tuồng
Lời thoại
- Đối thoại
- Độc thoại
- Bàng thoại.