Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trong đó sử dụng ít nhất một thành ngữ trong bài tập 5.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.
TK
Bác Hai Hợi gần nhà tôi là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con. Quanh năm chân lấm tay bùn nuôi đàn con thơ. Chồng bác là bộ đội về hưu và là thương binh hạng nặng nên mọi việc trong nhà đều do bác vun vén. Từ việc bé đến việc to, việc trong nhà đến việc của láng giềng bác không ngần ngại giúp đỡ. Nhất là đối với các phong trào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ vùng miền bão lũ, bác luôn là người đúng lên phát động bà con xóm làng tham gia.
Các thành ngữ là:
chân lấm tay bùn
nhường cơm sẻ áo
Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.
Cụm chủ vị: Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi Bà ơi thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
Truyền thuyết Việt Nam có rất nhiều những nhân vật, nhiều hình tượng để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Nhưng hình tượng Thánh Gióng có lẽ là ấn tượng hơn đó. Hình ảnh người tráng sĩ độc nhất vô nhị, oai phong lẫm liệt ra chiến trường diệt sạch quân xâm lược. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lại nhẹ nhàng bay về trời mà không cần tôn vinh, ghi danh sử sách. Đó quả là một tấm gương về ý chí chiến đấu và đức tính khiêm tốn, giản dị.
Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.
Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu.Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang.
hơn nha bạn chép ít thôi
Trong nhà tôi yêu bà tôi nhất. Cả cuộc đời bà tần tảo, một nắng hai sương một tay nuôi đàn con thơ khôn lớn trưởng thành. Ngày ông đi bộ đội, bà trở thành trụ cột chính trong gia đình, chạy ngược chạy xuôi buôn thúng bán mẹt để chăm lo cho gia đình. Vừa là một người mẹ tuyệt vời nhất, bà tôi trong xóm luôn được mọi người yêu quý. Những năm đói khổ nhất, bà không ngần ngại nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn.