viết bài văn kể lại câu chuyện "Cậu bé ham học"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cậu bé ham học
(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.
(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.
(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:
- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?
Cậu bé thưa:
- Dạ, thưa thấy con xin trả lời ạ!
Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đầu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.
(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duệ được đi học, chính thức bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của con người, là nơi để con người nhìn nhận cuộc sống. Sẽ ra sao nếu con người không có đôi mắt? Có lẽ đó là điều không may mắn nhất của cuộc đời. Làm một đôi mắt đã là hạnh phúc nhưng được là đôi mắt của cậu học trò chăm ngoan thì với tôi không còn gì trọn vẹn hơn nữa.
Từ khi cất tiếng khóc chào đời ai cũng khen cậu bé có đôi mắt sao mà đẹp và sáng thế. Đôi mắt tròn, lúc nào cũng mở to đen láy, dường như nhìn vào đôi mắt ấy soi sáng được tất cả. Những lời khen ấy càng khiến tôi hãnh diện hơn.
Càng lớn cậu bé càng khôi ngô và điểm sáng nhất trên khuôn mặt vẫn là đôi mắt toát lên vẻ thông minh. Rồi cậu bé cũng đến tuổi đi học. Cậu trở thành cậu học trò chăm ngoan, được thầy cô bạn bè yêu quý. Cha mẹ cậu vô cùng tự hào. Còn tôi hạnh phúc vì lúc nào củng được chăm sóc rất chu đáo. Những bài học về giữ gìn sức khỏe, nhất là đôi mắt mà cậu học được ở trường đã mang về nhà và chăm sóc tôi một cách khoa học. Sáng nào cậu cũng dùng khăn sạch lau rửa đôi mắt. Suốt ngày, dù ở trường học hay ngoài đường cậu cũng luôn cẩn thận không để bụi bẩn làm đau tôi. Không bao giờ cậu dùng tay dụi mắt hay làm thứ gi rơi vào tôi. Khi học bài hay ngồi xem ti vi, vui chơi giải trí cậu chủ bao giờ cũng chú ý khoảng cách tốt nhất cho tôi. Tối đến, sau khi rửa tôi sạch sẽ bằng dòng nước mát lành, cậu chủ còn giúp tôi sảng khoái hơn sau một ngày mệt nhọc bằng thuốc tra mắt. Lúc nào tôi cũng có cảm giác an toàn tuyệt đối.
Không chỉ được cậu chủ chăm sóc về sức khỏe, tôi còn được sống trong thế giới tinh thần tuyệt vời. Hàng ngày tôi được nhìn, được học biết bao điều thú vị. Nhờ cậu chủ chăm học nên tôi được đọc rất nhiều cuốn sách hay, có thêm nhiều tri thức. Những cuốn sách của cậu rất hợp với lứa tuổi, lúc nào cũng được cậu nâng niu. Những chùm điểm tốt hôm nào tôi cũng được chiêm ngưỡng. Nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của các bạn, trìu mến của thầy cô, bố mẹ tôi thấy hạnh phúc thay cho cậu chủ. Đặc biệt, vào mỗi buổi sáng và buổi tối tôi được cùng cậu chủ ngắm cảnh vật xung quanh. Cảnh đẹp, khí hậu trong lành thật tốt cho chúng tôi. Những lúc đó, tôi mơ màng nhắm lại cảm nhận hơi thở của thiên nhiên. Thật thú vị. Nhất là những đêm trăng rằm, tôi được thỏa thuê ngắm chị Hằng xinh đẹp. Trăng rằm lung linh và kì ảo lắm....Cuộc sống còn rất ý nghĩa bởi tôi là phương tiện giúp cậu chủ truyền tải nhiều cảm xúc. Thường tôi được nhận những ánh mắt yêu thương, ấm áp nên lúc nào nom tôi cũng dịu dàng, dễ chịu, ai cũng muốn ngắm nhìn. Chẳng khi nào thấy cậu chủ cau mặt hay giận dữ khiến tôi trở nên xấu xí cả. Trong mắt mọi người tôi đẹp hoàn hảo.
Cuộc sống của tôi cứ thế yên bình trôi qua nếu không có một chuyện xảy ra. Hôm đó ở lớp học, trong lúc nô đùa một người bạn của cậu chủ vô tình làm tôi đau. về nhà, tôi đỏ rồi sưng lên. Tôi có đau một chút thôi nhưng lo cho cậu chủ hơn. Cậu ấy lo cho tôi quá nên cứ khóc mãi. Đến khi bác sĩ nói khóc nhiều sẽ làm mắt đau thêm thì cậu mới thôi. Điều gì tốt cho tôi cậu đều làm hết. Vì thế tôi cũng không muốn cậu chủ buồn lâu nên cố gắng chóng khỏi. Bao nhiêu thuốc và thức ăn bổ dưỡng tôi đều dùng hết, chỉ mong nhanh lành bệnh. Và mấy hôm sau khi nhận được tin vui từ bác sĩ là tôi hoàn toàn bình phục, cậu chủ sung sướng nhảy lên cười rạng rỡ, nụ cuời ấy đã vắng bóng suốt mấy hôm tôi bệnh. Tôi mừng quá, nước mắt bỗng dưng rơi xuống...
Nếu ai cũng có tấm lòng như cậu chủ tôi thì tất cả những đôi mắt trên thế gian này thật hạnh phúc và yên bình. Giá trị của chúng tôi không đơn giản chỉ để nhìn mà còn để hiểu, để cảm nhận và làm việc để thành người có ích. Những đôi mắt cũng có cuộc sống tâm hồn đấy các bạn
Hướng dẫn giải:
An-đray-ca sống với mẹ và ông ngoại. Vì ông đã già, sức khỏe yếu nên mẹ phải ở nhà chăm sóc ông. Một chiều nọ, bệnh của ông ngày càng trầm trọng, ông cảm thấy khó thở. Mẹ cậu bảo cậu nhanh chân đi mua thuốc cho ông. Nhưng dọc đường cậu gặp bạn rủ đi đá bóng và đã quên mua thuốc về. Đến khi nhớ ra cậu vội vàng đi mua thuốc và trở về nhà thì ông cậu đã qua đời. Cậu ân hận và òa khóc vì sự mải chơi của mình. Mặc dù mẹ cậu đã hết lời an ủi nhưng mãi sau này khi trưởng thành cậu vẫn luôn dằn vặt mình giá như cậu không đi đá bóng mà mua thuốc về nhanh thì ông cậu vẫn còn sống với mẹ con cậu thêm một thời gian nữa.
Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống.
Cậu bé ham học
(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.
(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.
(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:
- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?
Cậu bé thưa:
- Dạ, thưa thấy con xin trả lời ạ!
Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đầu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.
(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duệ được đi học, chính thức bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.