Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển Ông cha nghìn đời Bắp tay cuộn dưới mặt trời Da nhuộm hồng nước biển Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi Bão giông là việc của Trời Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm Lạy trời cho cả gió nồm Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về |
(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,
Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?
Bão giông là việc của Trời
Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão
Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?
câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật là so sánh
Câu 3: Những câu thơ trên miêu tả rõ hình ảnh con người trước biển: dù bão dông, thiên nhiên khắc nghiệt như nào thì con người vẫn luôn lạc quan hướng về phía trước, con người vẫn bình thản, chịu đựng những đau thương, khó khăn thử thách
Câu 4: tình yêu quê hương biển cả được tác giả thể hiện qua đoạn trích: tác giả đã dành tình yêu tha thiết với que hương mình, dù có bão giông, gió lốc thì biển vẫn là nơi tìm về của những đứa con làng chài. Biển còn là nơi ông cha ta làm lên tất cả vì vậy tình yêu biển vả còn là sự biết ơn, chân trọng quá khứ.
Câu 1 : Đoạn trính trên được viết theo thể thơ : Tự do
Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng : So sánh
Câu3 :
- Hình tượng biển ( thiên nhiên ) dù bão giông,khắc nghiệt thì những con người lao động không vì thế mà sợ hãi - đó là cách con người làm chủ được thiên nhiên,coi đó chỉ như một thử thách,một lẽ thường tình của mẹ thiên nhiên,họ vẫn bình thản,bản lĩnh,kiên cường trước những đau thương mà thiiên nhiên gây ra.
- Người lao động Việt Nam mạnh mẽ,cần cù,luôn lạc quan,kiên cường vượt qua khó khăn vững bước trên mặt biển
Câu 4 :
Qua đoạn trích,có thể thấy được rõ nét nhất 2 thứ : Tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho biển cả quê hương và sư trân trọng công lao của ông cha ta trong quá khứ.Tình cảm của tác giả dành cho biển cả quê hương rất sâu sắc,dẫu có khắc nghiệt, khó khăn nhưng biển vẫn là nơi nuôi sống những con người Việt Nam,là nhà,là nơi ta tìm về.Đặc biệt,tình yêu không chỉ thể hiện qua sự trân trọng quá khứ, biết ơn công lao cha ông ta,phát huy lại truyền thống dân tộc,tao nên sức mạnh đoàn kết giữa người với người