K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2023

Đời sống vật chất:

-Cải tiến về nâng cao năng suất

-Biết trồng trọt; chăn nuôi

-Sống trong các hang động...

Tinh thần:

-Biết làm đồ trang sức,có tục chôn ngời chết,...

@Taoyewmay

28 tháng 1 2023

Đời sống vật chất:

-Cải tiến về nâng cao năng suất

-Biết trồng trọt; chăn nuôi

-Sống trong các hang động...

Tinh thần:

-Biết làm đồ trang sức,có tục chôn ngời chết,...

@Taoyewmay

6 tháng 1 2022

Nghệ An là vùng đất có nền văn hóa lâu đời, xuất hiện vào hàng sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Người ta đã phát hiện thấy người vượn ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu), nhiều công cụ thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở hang Thẩm Hoi (Con Cuông), hang Chùa (Tân Kỳ)...


Dấu vết người vượn và những nét văn hóa cổ

Lịch sử Việt Nam có bao nhiêu ngày với những thăng trầm ra sao thì lịch sử Nghệ An cũng có bấy nhiêu thời gian với những hưng phế như vậy. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, Nghệ An đã cùng dân tộc vượt qua giông bão và máu lửa để tồn tại và phát triển. Mười tám đời Vua Hùng dựng nước còn để lại trên đất Nghệ An nhiều di chỉ văn hóa khảo cổ học và những truyền thuyết bất hủ với những danh tướng, lương thần, các nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng. Được ví là mảnh đất "địa linh nhân kiệt" có số lượng di tích và danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên đại trải dài từ thời khởi thủy. Mỗi di tích gắn với sự tích lịch sử và lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc xứ Nghệ.Sau bao lần khai quật, tìm kiếm dưới lòng đất và trong lòng đá, chúng ta đã phát hiện dấu vết của người vượn trong hang Thẩm Ồm (xã Châu Thuận, Qùy Châu).


Hang Thẩm Ồm nằm ở hữu ngạn suối Bản Thắm, một phụ lưu của sông Hiếu. Trong lớp trầm tích màu đỏ thời Canh Tân, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 5 chiếc răng người (gồm 1 răng nanh hàm trên, 3 răng hàm trên và 1 răng sữa). Dựa vào trầm tích chứa răng người, các nhà nghiên cứu cho rằng người vượn ở Thẩm Ồm đã sống cách chúng ta khoảng 20 vạn năm. Ngày nay, nền hang Thẩm Ồm ở cao hơn mực nước suối Bản Thắm trong mùa cạn là 17m. Qua thời gian, hang Thẩm Ồm cùng với khối đá vôi đã được nâng lên cao. Người vượn ít cư trú ở trong hang mà chủ yếu họ sống trên các thềm phù sa trong thung lũng Bản Thắm. Nơi đây thoáng mát, gần nguồn nước mà không sợ bị ngập. Họ sống thành bầy người nguyên thủy, hái lượm và săn bắn với những gậy gỗ và những công cụ đá ghè đẽo thô sơ. Đó là lúc các thị tộc và bộ lạc hình thành. Đây cũng là lúc thời đại đồ đá cũ chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn cuối.

Dấu vết của văn hóa Sơn Vi được phát hiện ở vùng đồi gò dọc sông Lam như đồi Dùng (Thanh Đồng), đồi Rạng (Thanh Hưng - Thanh Chương). Văn hóa Sơn Vi kéo dài trong khoảng từ hai vạn năm đến 12 nghìn năm cách ngày nay. Các bộ lạc Sơn Vi, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sống, đã dần dần cải tiến công cụ của mình và bước sang một giai đoạn mới, tạo ra một nền văn hóa mới mà khảo cổ học gọi là văn hóa Hòa Bình. Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và thăm dò khá nhiều hang động có di tích văn hóa Hòa Bình trong các dãy núi đá vôi ở các huyện Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Tân Kỳ và Quỳ Châu. Một số hang đã được khai quật như Thẩm Hoi ở Con Cuông, hang Chùa ở Tân Kỳ...

Chủ nhân văn hóa Hòa Bình là những người đi săn. Trong nơi họ ở, thường gặp xương cốt của các loài thú rừng mà họ đã săn được. Công cụ cuội ghè đẽo là đặc trưng của văn hóa Hòa Bình và người nguyên thủy. Có một đặc điểm nữa là cư dân Hòa Bình thường chôn người chết ngay trong nơi ở. Trong hang Thẩm Hoi cũng như trong hang Chùa đều tìm thấy mộ của con người thời đó. Trong ngôi mộ ở hang Chùa, còn có rìu đá.

Nối tiếp văn hóa Hòa Bình là văn hóa Bắc Sơn. Chính các bộ lạc chủ nhân văn hóa Hòa Bình, trên bước đường phát triển đã tạo ra văn hóa Bắc Sơn. Trong một vài hang động ở Nghệ An đã tìm thấy những chiếc rìu bằng đá cuội được mài một phần rất nhỏ ở rìa lưỡi. Đáng tiếc dấu vết văn hóa Bắc Sơn ở Nghệ An tìm được còn quá ít. Vì thế trong thời kỳ này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới các bộ lạc đã sáng tạo nên văn hóa Quỳnh Văn - Di chỉ tiêu biểu được phát hiện đầu tiên là cồn Vỏ Điệp ở xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu).


Cồn Vỏ Điệp ở xã Quỳnh Văn có tên là cồn Thống Lĩnh, nằm cạnh đường Quốc lộ 1, cách Thành phố Vinh 57 km. Nhờ các cuộc khai quật khảo cổ, chúng ta biết rằng cồn Vỏ Điệp (Quỳnh Văn) là nơi cư trú của người nguyên thủy. Trong các Cồn Điệp ở Quỳnh Lưu, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy. Các bộ lạc Quỳnh Văn chưa biết mài đồ đá nhưng đã biết mài đồ xương và phát triển kỹ thuật làm đồ gốm.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy bếp của họ, đó là những đám tro than, ở giữa có những hòn đá ám khói. Một số hòn đá nứt nẻ do bị lửa nung. Trong tro than thường lẫn xương thú, xương cá và càng cua. Qua những dấu vết đó, chúng ta có thể biết được phần nào hoạt động kinh tế của các bộ lạc Quỳnh Văn. Cư dân trong các bộ lạc văn hóa Quỳnh Văn sống chủ yếu dựa vào việc bắt sò điệp ở bờ biển và vùng nước lợ. Trong các cồn điệp còn tìm thấy đốt xương sống và vây của những loài cá biển khá lớn. Muốn đánh được những loại cá như vậy, người nguyên thủy phải có thuyền ra biển.


Như vậy là cách đây khoảng trên dưới 5 nghìn năm, con người đã sinh sống trên nhiều nơi ở Nghệ An, từ miền núi đến miền biển.

16 tháng 12 2021

- Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

16 tháng 12 2021

tk

 

 Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

1 tháng 11 2019

* Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy:

- Họ biết làm đẹp bằng việc làm đồ trang sức từ những vỏ ốc được xuyên lỗ, vòng tay đá, những hạt chuỗi bằng đất nung.

- Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống của mình.

- Tình cảm giữa những người cùng huyết thống trong chế độ thị tộc ngày càng gắn bó.

- Hình thành một số phong tục, tập quán: Tục chôn cất người chết có chôn theo công cụ lao động.

* Nhận xét:

- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo.



 

11 tháng 12 2020

- Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.

 

12 tháng 12 2020

-Nghề trồng lúa phát triển, con người định cư đông hơn,lâu hơn ở ven các sông lớn, hình thành nên các làng bản,chiềng,chạ,bộ lạc.

-Chế đọ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.

-Xuất hiện những người quản lí chỉ huy các làng bản(là những người giàu có nhiều kinh nghiệm) đã có sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội.

Tham khảo: 

* Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt NamĐời sống vật chất:• Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.• Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.Đời sống tinh thần: • Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.• Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống
27 tháng 12 2021

cảm ơn nhoa :]