Khi tham dự các buổi thảo luận, các cuộc họp,... việc tóm tắt được ý chính về nội dung trình bày của người khác giúp em nắm bắt được nội dung cốt lõi của bài nói, chủ động ghi chép ý chính cũng như trao đổi, đặc câu hỏi hoặc phản biện ý kiến của người nói.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cho đi mà không cần nhận lại
11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.
Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn
Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình
Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.
Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.
"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.
Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.
"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.
1. Thiên nhiên là gì?
Thiên nhiên hay còn được gọi là tự nhiên, thế giới vật chất vũ trụ bao la. Nó bao gồm tất cả các dạng vật chất cũng như năng lượng tồn tại từ cấp độ bé đến lớn: ví dụ như hạt nguyên tử đến ngôi sao, thiên hà, ngân hà
2. Thiên nhiên bao gồm những gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu, thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình...
3. Vai trò của thiên nhiên đối với sự sống
Thiên nhiên tác động rất lớn đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống của con người, cụ thể như sau:
3.1 Vai trò của thiên nhiên với môi trường tự nhiên
Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.
3.2 Ảnh hưởng của tự nhiên tới đời sống của con người
Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu trong đời sống, sản xuất của mình. Thiên nhiên còn quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người:
- Những người sống ở khu vực Đông Á, nơi quanh năm có khí hậu nóng ẩm, đồng bằng nhiều, nguồn nước nhiều thì họ sẽ định cư dọc các con sống lớn, nơi phát triển được nghề lúa nước.
- Còn đối với người da trắng sống ở khu vực châu Âu, nơi khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm thấp thì họ phải trồng các loại cây thực phẩm là lúa mì, để thích ứng được với khí hậu nơi đây.
Thế nhưng, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên, do đó cần chung tay để giải quyết nhanh chóng vấn đề này.
4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại gồm sáu loại chính như sau:
- Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (làm gạch, làm gốm)...
- Tài nguyên rừng: Động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…
Bài tham khảo: Tóm tắt truyện Thánh Gióng
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
- Gióng bỗng nhiên biết nói, nhận sứ mệnh đánh đuổi giặc xâm lược
- Gióng được bà con giúp đỡ, lớn nhanh như thổi
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt mặc giáp sắt, cầm gậy sắt đi đánh giặc
- Thánh Gióng đánh tan giặc, để lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.
- Vua nhớ ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Xác định rõ đối tượng người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
- Xác định một số định hướng chung như: quy tắc, luật lệ gồm có những điểm chính nào? Nên triển khai phần chính bằng mấy ý/ mấy đoạn? Bài thuyết minh nên sử dụng các phương tiện nào (ngôn ngữ hoặc phương tiện phi ngôn ngữ)?
- Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu
b. Lập dàn ý
- Mở đầu:
+ Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động
+ Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ
- Phần chính:
+ Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc
+ Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ
+ Nêu một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
- Kết thúc:
+ Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ
+ Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có)
Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Luyện tập:
+ Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp
+ Dùng những câu phù hợp để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
+ Chuẩn bị phần mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Trình bày:
+ Chào người nghe và giới thiệu tên
+ Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy cách thực hiện
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan
+ Sử dụng ngữ điệu linh hoạt và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ
+ Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ…
+ Kết thúc bài nói cần cảm ơn sự chăm chú theo dõi của người nghe.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe
- Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe
- Tiếp tục trao đổi với người nghe về những điều còn thắc mắc qua những kênh liên lạc cá nhân khác nếu không có thời gian trao đổi trực tiếp
Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.
Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.
Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.
Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.
Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.
Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.
Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?
Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).
Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành... Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.
Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang.
Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Trên đây là bài trình bày của tôi về trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.
3. Đánh giá
Sau khi thảo luận, cả lớp cần tập trung trao đổi về một số khía cạnh:
- Vấn đề đời sống được thảo thực sự có ý nghĩa không, có tác động gì đến nhận thức của bản thân?
- Các ý kiến phát biểu đã tập trung vào trọng tâm của vấn đề chưa, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề như thế nào?
- Các thành viên tương tác với nhau ở mức độ nào, có thể hiện thái độ tôn trọng, học hỏi nhau trong thảo luận không?
- Người điều hành và thư kí đã thể hiện đúng vai trò của mình chưa?
- Tham gia hết buổi thuyết trình
- Ghi nội dung chính của từng phần trong bài thuyết trình
- Để trình bày nội dung từng phần người thuyết trình đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: tranh ảnh, biểu đồ, mô hình…
- Ghi lại những ví dụ, dẫn chứng đã được đưa ra trong buổi thuyết trình.
- Tóm tắt nội dung chính của từng phần:
+ Phần 1: An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ, cho ở cùng mình ở nhà bác Ka-tai-bai để tránh người thím độc ác muốn gả cô đi.
+ Phần 2: Thím của An-tư-mai dẫn người đến trường học, muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại bọn người kia và bị đánh trọng thương, An-tư-mai thì bị bắt đi.
+ Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm, lòng biết ơn của An-tư-mai đối với thầy Đuy-sen.
- Thời gian trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm sự việc ở phần 1 và 2 xảy ra.
Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt
- Tập trung lăng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày).
+ Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. Thông thường, người trình bày sẽ giới thiệu ý chính của bài nói trong phần mở đầu bằng một số mẫu câu như "Hôm nay, tôi sẽ trình bày về...", "Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh về vấn đề...". Những ý chính của bài cũng sẽ được nhấn mạnh ở phần kết thúc.
+ Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ.
+ Chú ý từ khóa của bài nói. Từ khóa là từ ngữ quan trong, thể hiện nội dung chính của bài nói. Thường khi trình bày ý chính, người nói sẽ nhắc đến từ khóa của bài nói.
+ Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,... Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói.
- Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách:
+ Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa.
+ Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý.
+ Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
- Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác.