K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau…(3) Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Nhưng nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào cũng có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng. 

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước) 

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên. 

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4). 

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên. 

d. Chủ đề xuyên suốt của đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

a. Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

b. Các phó từ có trong các câu (2), (4): để, còn, đã.

c. Ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên: hồi, mau, rặt.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi.

- Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp việc triển khai chủ đề được liền mạch, logic, dễ hiểu. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, từ nội dung đến kết cấu đều phù hợp triển khai chủ đề.

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư...
Đọc tiếp

Phần I. Ðọc hiểu (4.0 điểm) Ðọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:   1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. (2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. (3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. (4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. (5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều,, mùi hoa sen trong gió ... (6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!                                                                            (Hương làng – Băng Sơn) Câu1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?  Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn trích. Câu3.Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (3) Câu 5. Chỉ ra phép liên kết câu có trong những câu văn sau: "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...". Em có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua những câu văn trên không? Vì sao?

1
27 tháng 6 2021

Câu 1: PTBD Chính của Đoạn Trích là Tự Sự. Ngoài ra có thêm cả Miêu tả và Biểu cảm.

Câu 2: Từ láy: Mộc mạc, chân chất, lạ lùng, nồng nàn, rậm rạp

Câu 3:  Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ và thuần túy tỏa ra từ những cảnh vật trong làng. Cái mùi hương đó thấm sâu vào trong cả cái hồn của tác giả.

Câu 4: BPTT so sánh: Giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mẹ mới...
Tác dụng: Bày tỏ niềm yêu thương, xúc động, bồi hồi về những mùi hương nơi quê hương đã thấm sâu vào kí ức của tác giả

Câu 5: Phép nối đó là phép lặp: Nước hoa, mùi hoa

Em đồng tình với quan điểm trên. Bởi lẽ, mùi hương của quê hương - những hương thơm, chân chất, giản dị đối với mỗi con người là thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng và hằn sâu vào con óc của mỗi người. Hương nước hoa đúng là rất thơm, thơm thiệt nhưng đó chỉ là những hương thơm giả thôi, đâu nào sánh bằng những hương thơm chân chất, giản dị mà gắn bó với biết bao kỉ niệm kia được.

27 tháng 6 2021

đúng em chị, giỏi quá <3

Câu 1:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý...
Đọc tiếp

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn?
b. Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 2:

Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng? Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

1
30 tháng 3 2022

1. 

a, Đoạn văn được trích trong văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ'' của Phạm Văn Đồng. 

PTBĐ: Nghị luận

Tác giả bày tỏ tình cảm yêu quý, trân trọng và yêu mến Bác qua việc nói về sự giản dị của Bác trong đời sống. 

b, Nghệ thuật: 
Dùng biện pháp liệt kê 

Lời lẽ trang trọng, tôn kính

Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, cụ thể...

Ý nghĩa:

Bày tỏ sự yêu mến, kính trọng về đức tính của Bác

2. 

Khái niệm:

Câu đặc biệt là câu không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.

Tác dụng: 

Bộc lộ cảm xúc

Thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

Gọi đáp

Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? (Phạm Hổ)

=> Dùng để bộc lộ cảm xúc

Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào… (Nguyễn Tuân)

=>Xác định thời gian, nơi chốn xảy ra SV, sự việc.

21 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đềubiết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Báckhông để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắpxếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều
biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác
không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp
xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của
con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.
(Trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 7, tập một, NXB GD, 2016)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn trích đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Câu 3: Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng
một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự giản dị trong cuộc sống.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

 “ Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Giữa lúc đó, xe dừng sít lại. Hai ba người kêu lên một lúc:

- Cái gì thế ?

Bác lái xe xướng to:

- Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng, các ông, các bà nhé.

Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, người lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:

- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.”

                                                                                            (Ngữ văn 9, tập I)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?  Nhân vật được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" trong tác phẩm đó là nhân vật nào? Vì sao nhân vật đó lại được giới thiệu là "cô độc nhất thế gian"?

 Câu 2:a)Các lời thoại của bác lái xe trong đoạn trích là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Trong câu “Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.”, từ “đầu” nào dùng theo nghĩa gốc và từ “đầu” nào dùng theo nghĩa chuyển? 

b)Cho các từ địa phương sau : Má, heo, trái khóm, chi. Hãy chuyển thành từ toàn dân tương ứng.

0
Đất Cà MauCà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn...
Đọc tiếp

Đất Cà Mau

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc. 

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về đất Cà Mau 

Giúp mik nha 

2
31 tháng 12 2017

Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua đoạn trích trên em cảm nhận được sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ ở nơi đây tấp nập, trù phú và độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam của tổ quốc. Với hình ảnh cuộc kháng chiến ở đây cho ta thấy một lòng yêu nước và dũng cảm của con người nơi đây. 

31 tháng 12 2017

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao! 
:))^^^ k mk nha!!!

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      “Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích  và thực hiện các yêu cầu sau:      

“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân  lực của cả một vùng. Ông vừa cất xong ngôi nhà (biệt thự thì đúng hơn) và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng được gắn sát chiếm diện tích gần nửa bức tường chính diện. Thôi thì đủ thương hiệu rượu danh tiếng: từ Chivas, Hennessy, Napoleon, Johnnie Walker cho tới Vodka xịn tận bên Nga… được gia chủ bày khá ngay ngắn trên kệ. Ông đi giới thiệu cho chúng tôi xuất xứ từng chai rượu: chai này thằng bạn đi nước ngoài về tặng, chai kia đồng nghiệp cho, chai nọ do cấp dưới biếu với giọng khá hào hứng cũng như thể hiện sự am hiểu về rượu ngoại….

…(2) Câu chuyện thứ hai tôi muốn đề cập với các bạn thói quen đọc sách của người Do Thái. “Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý.” Tác giả Nguyễn Hương trong bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện” (đăng trên trang tin điện tử Cinet.com của Bộ VH-TT-DL) kể với chúng ta như vậy.

…(3) Câu chuyện về cái “tủ rượu” của ông tá hải quân trong câu chuyện đầu bài và cái “tủ sách” của người Do Thái, hay câu chuyện “văn hóa đọc” của người Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với khoảng cách phát triển hiện tại giữa chúng ta với thế giới. Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách. Muốn phát triển như Âu-Mỹ, Nhật hay người Do Thái, trước hết phải học hỏi văn hóa đọc từ họ. Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú. Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”

(Dẫn theo http://vanhoagiaoduc.vn/tu-ruou-cua-nguoi-viet-va-tu-sach-cua-nguoi-do-thai)

1. Câu 1. Xác định  các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

2. Câu 2. Theo tác giả, Để đất nước và con người Việt Nam phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đầu tiên là phải làm gì?

3. Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai từ tự hào và gieo hạt trong câu: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt…

4. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến  “Mọi thay đổi phải bắt đầu từ thế hệ trẻ.”của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

1
26 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: nghị luận

Câu 2:

Để đất nước và con người VN phát triển về mọi mặt, bền vững, việc đâu tiên là  phải làm sao để “văn hóa đọc” của người Việt lan tỏa và thăng hoa, tạo thói quen đọc sách và yêu sách.

Câu 3:

Khi có tủ sách trong nhà, nếu là tủ nhiều sách, con cháu, ông cha trong nhà đọc sách thì đó là niềm ''tự hào'' và nếu trẻ em được nhìn thấy sách trong tủ từ khi còn nhỏ thì đó là ''gieo hạt'' sở thích đọc sách trong các em

Câu 4:

Đồng ý, vì thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu thay đổi từ thế hệ trẻ, mọi thứ sẽ phát triển theo hướng tích cực, đem lại nhiều điều tốt cho xã hội, những cái cũ sẽ được thế hệ trẻ cải cách và thay đổi

26 tháng 2 2021

cảm ơn đại tá rất nhiều 

 

Quê tôi, một làng quê nghèo nằm heo hắt ben con sông bình yên và thơ mộng ,ai đã từng đọc bài thơ nhớ con sông quê hương của nhà thơ nổi tiếng của tế hanh , thì đó , đó là dòng sông quê tôi, con sông đã gắn với những kỷ niệm của tôi , các bạn tôi , của tất cả các người dân nghèo nơi đây. Con sông chảy từ thượng nguồn, xẻ dọc giữa làng với làng , xã với xã . nhà tôi ở gần...
Đọc tiếp

Quê tôi, một làng quê nghèo nằm heo hắt ben con sông bình yên và thơ mộng ,ai đã từng đọc bài thơ nhớ con sông quê hương của nhà thơ nổi tiếng của tế hanh , thì đó , đó là dòng sông quê tôi, con sông đã gắn với những kỷ niệm của tôi , các bạn tôi , của tất cả các người dân nghèo nơi đây. Con sông chảy từ thượng nguồn, xẻ dọc giữa làng với làng , xã với xã . nhà tôi ở gần chợ cách con sông chỉ một dải đất rộng chừng một trăm mét , từ nhà tôi nhìn thẳng ra sông có thể thấy được làng bên kia rõ môn một , tất cả các giao thương người ta phải qua sông , từ đi chợ , đi làm hay đi ra bến xe đều phải qua con sông này . Thời buổi hiện đại , con đo chỉ còn tồn tại trong những câu thơ lời hát , nhưng ở quê tôi, nó là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất giữa các làng các xã là cầu nối giữa đôi bờ mênh mông. .. tôi lớn lên ở đây từ nhỏ , nhà gần bến đò , nên chứng kiến rất nhiều những vụ lật đò thương tâm , nhưng vụ tai nạn trên bến đò năm 1997 làm 11 người chết là vụ tai nạn thương tâm nhất.

Tôi còn nhớ rất rõ thời điểm đó là tháng 9, sau nhiều ngày lũ lụt nước xuống dần , trời bắt đầu hửng nắng tuy không còn mưa nhưng nước sông vẫn chảy khá siết , người bên kia sông bắt đầu đi chợ nhiều hơn bởi cả tháng trời nay họ không thể đi chợ vì lũ lụt . con đò chở khoảng mười lăm người qua sông , đang lướt nhẹ trên dòng sông lạnh ngắt thì một người khách làm rơi nón xuống , vì cố tình chụp lại , khiến con đò chồng chênh và lật úp , nước mới rút nên dòng sông vẫn chảy rất mạnh và con nước vẫn còn sâu quá đầu người, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em theo mẹ đi chợ , chỉ vài người đàn ông và ông lái đò thoát chết , còn lại 11 mạng người nằm trong lòng sống lạnh , và cũng cả tháng sau người ta mới tìm hết . Con khóc mẹ , bà khóc cháu , chồng khóc vợ , anh khóc e… không khí tang thương bao trùm cả một khúc sông. Nhang đèn hoa quả cúng kiếng mù mịt bến sông , khiến cho những ai nhìn vào cũng thấy lành lạnh . người lái đò bị công an bắt, người dân đi lại phải xuống bến dưới cách đó cả cây số , từ đó bên đò cung trở nên hoang lạnh .
thời gian trôi qua người sống cũng đã nguôi ngoai , nhưng người chết có lẽ họ không an phận , họ vẫn còn tiếc cuộc sống dương trần , vì vậy nên đã có rất nhiều những câu chuyện ma mị trên bến sông năm ấy . vào mùa hè dòng sông trơ đáy, chỗ sâu nhất cũng chỉ ngang bẹn của người lớn , có việc người dân vẫn lội qua khúc sông ấy mà không cần phải đi đò . ông Tư hoàng ở cạnh nhà tôi kể , có lần ông đi qua nhà người bạn bên kia sông đám giỗ , khi về lúc đó khoảng 7 giờ tối ổng ra đến bến đo , định săn quần lội qua , ổng như chết lặng khi thấy bên bờ sông một đám người phụ nữ có con nít có tóc tai rủ rượi , mặt mày trắng bệch , quần áo ướt sũng đang ngồi nhìn ra ngoài con sông khóc thút thít, tuy hơi sợ nhưng nghĩ là người nhà của người chết , vì thương nhớ người quá cố nên họ ra đây để thắp nhang nhưng bản tính to mo nên quyết định lại xem thử . khi lại gần ông phát hoảng khi thấy họ nhảy xuống sông và biến mất , trả lại không gian yên tĩnh lạ thường , biết gặp phải những oan hồn chết sông năm trước, tuy nhien la người cứng bóng vía ông vẫn qua sông và về nhà. Ông đã kể cho mọi người nghe , và nhiều người nói cũng đã từng gặp những chuyện như ông , riêng tôi thì tôi không tin lắm vào chuyện của ông kể , tôi cũng có nhiều người quen bên kia sông cũng đi đi , về về qua khúc sông ấy, thậm chí đi về khuya nhưng tôi có thấy gi đâu có lẽ tôi cứng vía . từ nhỏ tôi đã không bao giờ tin trên đời này có ma, ba tôi thường nói với ae tôi rằng chỉ có người mắc bệnh về tâm lý mới thấy ma , có lẽ tôi đã ảnh hưởng nhiều từ lối sống cách nghĩ của ông .
năm 98 khi tôi 17 tuổi, cái tuổi bẻ gãy sừng trâu cái tuổi quậy phá thích thể hiện mình thì nhậu nhẹt , cua gái , đi chơi đêm là chuyện rất đổi bình thường ở cái làng quê nghèo ven sông ấy . tôi còn nhớ rõ như in hôm đó là ngày rằm tháng 3 , thằng bạn bên kia sông có rủ tôi qua bên đó đá bóng , làm gì thì tôi có thể từ chối chứ đá bóng là tôi ok liền , trong các môn thể thao tôi thích nhất môn này . chiều hôm đó đá xong cũng đã 6h , về nhà nó nhậu khoảng 9h tôi ra về , thằng bạn nó rủ ở lại ngủ sáng về nhưng tôi không chịu , ngủ lạ nhà tôi ngủ không yên vả lại ba tôi khá nghiêm khắc trong vấn đề đi qua đêm của con cái . từ nhà đến bến sông khoảng 300m , ánh trăng cũng đã lên cao soi mọi vật rõ môn một , đêm đầu hè oi nồng, mô hôi bắt đầu lấm tấm trên lưng trên trán , cộng với vài ly rượu khiến tôi cảm thấy ngột ngạt khó chịu. Trên lối mòn nhỏ ra bến sống giờ này chắc chỉ có mình tôi, rồi cũng tới bến sông những cơn gió nhẹ cộng với hơi nước của con sông mát lạnh làm tôi cảm thấy dễ chịu những bụi tre già du đưa chạm vào nhau nghe ken két trong không gian tỉnh lặng , mặt sông loang loáng ánh trăng soi .
Đi qua bãi cát, chân tôi chạm dòng nước mát lạnh từ từ lội đi trên sông, nghĩ về trận bóng đá hồi chiều đầu óc tôi như nhẹ tenh ,chợt chân tôi chạm vào cái gì đó như một búi tóc , rồi cái gì đó nhớt nhớt lượn dưới chân minh, cảm giác như hàng chục bàn tay đang cố níu chân tôi lại , cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng , tôi đứng như trời trồng giữa dòng sông, cũng may là đầu hè dòng sông cũng cạn , nước đoạn sông tôi qua cũng chỉ đến bụng . tôi bắt đầu nghĩ đến những câu chuyên ma của ông 7 hoàng của những người đã kể , mà trước đó với tôi chỉ là nhảm nhí , để dọa con nít . cố lấy can dam tôi hít một hơi thật sâu, thò tay vốc nước rửa mặt cho tỉnh táo , co bước đi thật nhanh nhưng do lực cản của nước chân tôi vẫn nặng như chì , tuy nhien cái cảm giác của búi tóc , bàn tay dưới chân tôi lại hoàn toàn biến mất, tôi thở phào nhẹ nhõm , có lẽ đá bóng mệt lại thêm mấy li rượu làm tôi mất trí , nhưng duoi không gian tĩnh lặng tôi nghe rõ tiếng bì bõm phía sau lưng mình như có ai đó đang bơi , tôi ngoái đầu nhìn lại, dưới ánh trăng rằm loang loáng tôi nhìn rất rõ những khuân mặt trắng bệch , với đôi mắt không chút biểu cảm đang cố bơi sau lưng mình , đã qua quá nửa sông nên nước cũng cạn dần , tôi cố lội thật nhanh , có những lúc nhìn sát hai bên người nhưng bóng trắng ấy bơi dập dềnh bên cạnh ngước nhìn tôi với con mắt đen ngòm , sâu hoam , trong đời mình tôi chưa bao giờ có cảm giác sợ đến vậy .rồi tôi cũng đã đến được bờ cát , cố chạy một đoạn rồi cũng khuỵ xuống , có lẽ tôi đã hết sức vì quá mệt . Tiếng bì bõm cũng đã hết , không gian tĩnh lặng trở lại , chỉ còn phì phò tieng thở dốc của tôi , tôi đưa mắt nhìn ra mép sông , dưới ánh trăng rằm soi tỏ , một đoàn người lớn có nhỏ có đứng sắp một hàng ngang dài dưới mép nước nhìn tôi , như cố tìm, cố níu keo cái gì đó trong cuộc sống vốn không con thuộc về họ nữa , bây giờ thì tôi không còn cảm thấy sợ họ , nhìn những bóng trắng ướt sũng lần lượt kéo nhau ra giữa sông rồi mất hẳn , tôi thấy thương cho họ vô cùng những phận người đoan mệnh , ở dưới đó chắc họ lạnh lắm .
giờ này đã khuya , tôi lê những bước chân mệt mỏi trên con đường mòn về nhà , mắt tôi cay sè , cổ tôi nghen lai .giá như năm đó người lái đò có trách nhiệm hơn với công việc của mình, đừng chở quá tải , giá như người khách đó không tiếc cái nón lá của mình, và giá như quê tôi đừng quá nghèo để có một cây cầu, thì những con người tội nghiệp ấy đâu phải nằm bo vơ dưới lòng sông lạnh . Ở miền quê giờ này mọi người đã chìm trong giấc ngủ, chỉ có tiếng chó sủa, lâu lâu lại vang lên như xé tan màn đêm tĩnh lặng . nhà nhà đã tắt đèn di ngủ , nhưng ánh trăng vẫn sáng văng vặc trên đầu , trước mặt đèn nhà tôi vẫn sáng , có lẽ họ đang chờ tôi về , một trận lôi đình đang được ba tôi chờ sẵn …

0